Mục lục [Ẩn]
1. Thường xuyên nói chuyện với con
Bạn có biết, đa số trẻ đều học được một từ mới mỗi tuần khi trẻ bước sang tháng thứ 18. Cho tới 2 tuổi trẻ có thể nói tới 50-100 từ. Với những số liệu thống kê này, đây là khoảng thời gian thích hợp để cha mẹ giúp con làm giàu với vốn từ vựng của mình. Củng cố các kĩ năng về ngôn ngữ sau này. Bạn có thể tham khảo một số cách giúp bé học từ mới như sau:
+ Nên nói chuyện với bé thật nhiều, bạn có thể mô tả cho bé việc mà bạn đang làm để con học được nhiều từ mới đa dạng hơn.
+ Cho bé nghe nhiều hơn, với mỗi nhân vật trong sách bạn hãy sử dụng tông giọng nói thích hợp nhé.
Chú ý chỉ vào các đồ vật xug quanh như tủ lạnh, xe hơi hoặc trái cây rồi gọi tên chúng. Đây là một trò chơi khá hữu ích và kích thích sự thú vị của trẻ. Để trò chơi này trở nên thu hút hơn bạn có thể đưa bé tới thăm các sở thú, chỉ vào các con vật rồi mô tả chúng.
Đặc biệt, cha mẹ hãy lưu ý rằng việc xem và lắng nghe ngôn từ tivi không có nhiều tác dụng cho bé. Bằng cách bớt chút thời gian của mình để cùng bé duy trì một cuộc hội thoại có tính tương tác với nhiều từ vựng đa dạng sẽ giúp bé có nền tảng tiếp thu các kĩ năng đọc, viết và chính tả tốt hơn.
2. Hãy dạy con hiểu cảm xúc bản thân
Ngoài việc thường xuyên nói chuyện với con, để trẻ phát triển trí thông minh và cảm xúc còn khá quan trọng nếu bạn muốn dạy trẻ 1 tuổi. Khi này, trí tuệ và cảm xúc sẽ hỗ trợ nhiều cho việc nhận thức và phát triển xã hội của bé.
Vì thế, bạn có thể giúp con hiểu và kiểm soát cảm xúc của mình thông qua việc giải thích cho bé những cảm xúc mà bé đang có. Ví dụ như việc vô tình đụng phải con, cha mẹ hãy giải thích rằng con không nên khóc lóc và giận dỗi bởi cha mẹ không cố ý.
3. Chơi những trò thông minh với bé
Bạn cũng có thể kích thích trí thông minh ở trẻ 1 tuổi bằng những thú vui hàng ngày. Những trò chơi phát triển trí thông minh của trẻ có thể dạy trẻ cách tự kiềm chế và điều chỉnh bản thân mình. Trò chơi đfầu tiên bạn cần chuẩn bị đó là một bộ xếp hình đơn giản để bé nhận biết từng hình ảnh.
Khi xem ảnh bé sẽ nói từ trái ngược lại với hình ảnh đó. Ví dụ hình ảnh là ban ngày bé sẽ nói ngược lại là ban đêm.
Tuy nhiên, nếu bé còn quá nhỏ chưa thể chơi được những trò liên quan tới ngôn ngữ, bạn có thể thử một trò chơi khác liên quan tới nhịp điệu nhé.Những trò chơi này đều kích thích bé suy nghĩ trong giây lát, thay vì những phản ứng theo bản năng. Việc này giúp trẻ xây dựng được khả năng toán học, lập kế hoạch và đặt mục tiêu nhằm duy trì sự tập trung. Những việc này khá quan trọng để trẻ thành công trong việc học tập đầu đời.
4. Cần tạo không gian sáng tạo
Bạn có biết, sáng tạo là một dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ sự thông minh ở trẻ. Do đó, bạn cần phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Để thúc đẩy khả năng sáng tạo tự nhiên cha mẹ cần tạo cho bé một môi trường kích thích trí tưởng tượng. Bạn không nhất thiết phải mua những món đồ chơi đắt tiền và tiên tiến. Thay vào đó hãy lựa chọn những loại đồ chơi tạo điều kiện để con sáng tạo như bút màu, giấy trắng hoặc đồ lắp ráp nhé…
5. Hãy khen ngợi nỗ lực của con
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cha mẹ thường xuyên khen ngợi sẽ giúp bé chăm học và tốt hơn. Nếu cha mẹ khen ngợi sự nỗ lực thay vì khen ngợi sự thông minh có nghĩa rằng khi con đạt được thành tựu nào đó, cha mẹ hãy khen ngợi cả quá trình mà con đã phấn đấu thay vì chỉ khen ngợi trí thông minh của con.
Ví dụ như việc con học được từ mới bạn hãy khen con đã cố gắng thật nhiêu thay vì con thật thông minh. Điều này giúp bé hiểu rằng, chăm chỉ là tính cần thiết để bé đạt được thành công. Bên cạnh việc khen ngợi nỗ lực của bé sẽ tạo được niềm tin rằng bé có thể làm được mọi việc.
Với niềm tin chỉ cần cố gắng là sẽ làm được mọi việc, bé sẽ tích cực hơn khi gặp khó khăn hay thất bại. Khi mắc sai lầm, con cũng sẽ không tự trách bản thân mà chỉ tập trung tìm cách giải quyết.