Có một thực tế đã cho thấy rằng, khi bé 1 tuổi sữa mẹ vô cùng thiết yếu và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, bé sẽ lấy các chất dinh dưỡng và năng lượng từ thực phẩm khác. Do đó, cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé một cách toàn diện.
Mục lục [Ẩn]
1. Thực phẩm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi
Đa số những bé 1 tuổi đã có thể ăn tất cả các loại thực phẩm giống của người lớn. Vì vậy, bạn hãy thử cho trẻ nhiều loại thức ăn khác nhau rồi cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức nhằm đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng. Cha mẹ còn có thể cho bé cùng ăn với cả nhà.
Dù thực đơn thế nào, bạn vẫn cần lựa chọn những món lành mạnh và đảm bảo con ăn đủ những nhóm thực phẩm sau:
+ Thực phẩm từ động vật như sữa, bơ sữa, trứng, thịt, cá và thịt gia cầm
+ Các loại đậu như đậu gà, đậu lăng hoặc đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen…
+ Các loại hạt: Hạt sen, hạt óc chó, hạt hạnh nhân…
+ Rau nhiều màu sắc và các loại trái cây màu cam hoặc xanh
Trong khẩu phần ăn của bé, bạn có thể thêm một chút dầu hoặc mỡ để bổ sung năng lượng. Đồng thời, bạn cũng nên cho bé ăn nhẹ bằng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây tươi – nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của trẻ.
Bạn sẽ chẳng cần hạn chế các chất béo trong chế độ dinh dưỡng ở trẻ 1 tuổi, lượng cholesterol và các chất béo khác còn khá quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ trong độ tuổi này. Khi con bạn được 2 tuổi sẽ giảm đáng kể mức độ tiêu thụ các chất béo trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày.
2. Lượng và số bữa ăn trong ngày của trẻ 1 tuổi
Để có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi, cha mẹ không những lựa chọn thực phẩm lành mạnh mà còn phải cho bé ăn đầy đủ số lượng và đúng tần suất.
Đa số trẻ 1 tuổi cần 1000 calo mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và năng lượng, dinh dưỡng. Với nhu cầu này, bạn có thể chia ra cho bé ăn từ 3-4 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 128g cùng 1-2 bữa ăn nhẹ nhé.
Trường hợp trẻ không bú mẹ hoặc uống sữa công thức, bé sẽ cần ăn nhiều hơn lượng thức ăn trên.
3. Các thực phẩm cần tránh cho trẻ 1 tuổi
Hãy tránh các loại thức uống ngọt và đồ ăn vặt như khoai tây chiên, bánh quy, bánh kẹo ngọt. Những món ăn vặt này thường có lượng đường, muối và các chất béo có tính bảo quản cao nên không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, khi đồ ăn vặt không lành mạnh được dung nạp vào cơ thể nhiều, bé sẽ cảm thấy no lâu và không muốn ăn các món giàu dinh dưỡng nữa.
+ Các mẹo để bữa ăn của bé dễ dàng hơn
việc cho bé 1 tuổi ăn không phải là việc dễ dàng bởi không phải khi nào con cũng chịu hợp tác. Ngoài ra, trẻ em ở độ tuổi này thường tâp trung ăn nên có thể bị nghẹn hơn khi thử thực phẩm mới. Do đó, bạn hãy áp dụng một số cách để bé ăn ngoan và an toàn hơn như sau:
+ Cho bé dùng chén riêng để con học cách tự xúc bằng muỗng. Ban đầu bé có thể ăn chậm hoặc xúc chưa khéo làm vướng thức ăn. Khi này ba mẹ hãy kiên nhẫn để con tự xúc ăn gọn gàng, khuyến khích khi bé ăn ngoan.
+ Không nên cho con ăn vặt gần với bữa ăn chính. Bạn nên chuyển giờ cho bé bú sau bữa ăn bởi độ tuổi này bé cần ưu tiên ăn thức ăn rắn.
+ Cho trẻ ăn những món trẻ thích, nhất là những món lành mạnh. Bạn có thể kết hợp những món này với món trẻ yêu thích.
+ Nếu bé không muốn ăn, bạn không nên ép mà hãy đợi tới lúc trẻ đói.
+ Bạn hãy cho con ăn vào cùng một giờ mỗi ngày.
+ Hãy đảm bảo rằng thức ăn không quá nóng và không làm miệng bé bị bỏng. Trước khi cho bé ăn, cha mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ thức ăn của bé bởi bé sẽ không biết cách tự thử nhiệt độ đồ ăn.
+ Trong vấn đề dinh dưỡng ở trẻ 1 tuổi, cha mẹ cần lưu ý nên nếm nhiều loại gia vị như bơ, đường vào trong thức ăn. Những loại gia vị này không khiến con cảm nhận được hương vị tự nhiên, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.
Chỉ nên cho con ăn thực phẩm đã được nghiền nhỏ hoặc được cắt thành miếng dễ nhai, tránh để bé bị nghẹn.
+ Tránh cho bé ăn những món dễ nghẹn như đậu phộng, nho nguyên trái, cà chua bi nguyên trái…
+ Đảm bảo con chỉ ăn khi ngồi và khi có sự giám sát của người lớn. Bạn cũng nên dặn bé không nên vừa ăn vừa chạy nhảy hay nói chuyện.