Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

10.01.2021 09:54 , theo Đại Việt Sport

Nỗi ám ảnh của tất cả các bà mẹ ngoài con đau ốm, quấy khóc… thì táo bón cũng khiến mẹ suy tư. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo bón là gỉ? làm thế nào để cải thiện tình trạng này là câu hỏi chung của nhiểu bậc phụ huynh.

Mục lục [Ẩn]

1. Tác hại của táo bón với sức khỏe trẻ nhỏ?

 

Theo các chuyên gia, táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa, đây là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Thông thường, trẻ bị táo bón sẽ đi ngoài phân cứng, khô, bé gặp khó khăn khi đi ngoài khiến trẻ khó chịu, thậm chí là khó chịu mỗi khi đi vệ sinh.

Một số triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ thường gặp là:

+ Đau bụng

+ Phân rắn và khô

+ Chảy máu hậu môn

+ Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu

+ Gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho mỗi lần đi tiêu

+ Nhiều ngày không đi tiêu, so với tần suất đi tiêu bình thường của bé.

Đa số trẻ có thể tự hết táo bón trong vài ngày, nhưng nhiều trường hợp táo bón kéo dài hình thành nên nỗi sợ hãi và mất đi tính chủ động mỗi khi đi tiểu. Trầm trọng hơn gây ra hiện tượng chảy máu mỗi khi đi vệ sinh, nứt hoặc rách niêm mạc hậu môn.

Khi trẻ bị táo bón ngoài ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sóng trẻ còn bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Đa số trẻ bị táo bón lâu ngày còn có hiện tượng căng thẳng, cáu gắt và quấy khóc.

2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Uống không đủ nước và chế độ ăn nghèo nàn chất sơ sẽ khiến trẻ dễ bị táo bón do nhu động ruột của trẻ không đầy đủ các chất xơ, dẫn tới quá trình hoạt động không hiệu quả.
  • Ít vạn động: khi vận động ít, nhu động ruột của trẻ dễ bị phân ứ tắc, lâu ngày trở nên khô cứng và táo bón.
  • Thói quen nhịn đi tiểu thường gặp ở những bé ham chơi, ngại xin phép người lớn, những trẻ  lạ nhà vệ sinh hoặc khó khăn trong việc đi ngoài trong một thời gian dài dẫn tới tình trạng táo bón.
  • Do căng thẳng: rất có thể bé bị táo bón khi căng thẳng hoặc lo lắng về một điều gì đó….
  • Bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến đường ruột của trẻ bị táo bón.

3. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón?

Thực tế, tình trạng táo bón ở trẻ có thể tự hết và không cần phải chữa trị, tuy nhiên trẻ bị táo bón lâu ngày và lặp đi lặp lại mẹ có thể giúp trẻ cải thiện thông qua các mẹo dưới đây:

  • Cho con uống đủ nước

Thông thường, trẻ nhỏ nên uống ít nhất từ 3-4 ly nước mỗi ngày, mẹ có thể cho bé uống kết hợp với nức ép rau củ quả để bổ sung các chất xơ cần thiết.

  • Khuyến khích trẻ thường xuyên vận động

Bé cần vận động, chạy nhảy, vui chơi ít nhất 30 phút/ngày. Mẹ có thể cho bé chơi các môn thể thao như bơi lội, võ thuật, đá bóng… để rèn thói quen vận động cho bé từ nhỏ.

  • Tăng lượng thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn

Các chất xơ trong thực phẩm có vai trò làm mềm phân và đào thải ra bên ngoài nhanh chóng. Do đó, cha mẹ có thể bổ sung các chất xơ này bằng cách cho trẻ ăn táo, lê, cam bưởi, yến mạch, bánh mỳ nguyên cám, các loại rau xanh…Một số món mẹ có thể làm để kích thích trí tò mò cho bé như làm bánh mỳ nguyên cám phết mứt trái cây, sữa chua trộn yến mạch và hoa quả…

  • Rèn cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Nếu bé sợ đi tiêu và có thói quen nhịn đại tiện bạn có thể tập cho bé ngồi toilet 10 phút mỗi ngày vào một khung giờ nhất định. Cố gắng không gây áp lực dù bé có đi được hay không? Hãy thật kiên trì để bé có thói quen này nhé.

  • Massage cho bé, ngâm mình trong nước ấm

Mẹ có thể cho bé tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm, nhẹ nhàng massage bụng cho bé để giúp con thư giãn và làm mềm phân.

Nếu mẹ đã thủ mọi biện pháp mà vẫn không cải thiện được tình trạng táo bón của bé, hoặc vấn đề ngày càng nghiêm trọng thì đừng chần chừ, hãy đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra càng sớm càng tốt nhé.

  • Trẻ bị táo bón nên uống sữa dễ tiêu hóa, có bổ sung lợi khuẩn

Đa số ở trẻ từ 2-6 tuổi, chế độ ăn của con không đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất cho quá trình phát triển cửa trẻ. Vì thế, để bé yêu phát triển toàn diện hơn cha mẹ nên cân bằng dưỡng chất bằng cách bổ sung sữa công thứ vào chế độ ăn của trẻ,.

 

Bình luận/hỏi đáp

Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh có cần thiết?

Bổ sung canxi cho mẹ sau sinh có cần thiết?

10/01/2021

Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khiến bạn bị mất từ 200-300 mg canxi mỗi ...

Đừng bỏ qua triệu chứng và cách chữa trị của chứng trầm cảm?

Đừng bỏ qua triệu chứng và cách chữa trị của chứng trầm cảm?

10/01/2021

​​​​​​​Đôi lúc trong cuộc sống có thời điểm bạn cảm thấy chán nản, đau buồn, ý ...

Tác hại không thể bỏ qua của việc ngủ nhiều?

Tác hại không thể bỏ qua của việc ngủ nhiều?

05/01/2021

Ngủ quá ít hay ngủ quá nhiều có thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng về tinh ...

Tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe?

Tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe?

05/01/2021

Ô nhiễm môi trường có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, nhất ...

Bỏ túi biện pháp kiểm tra sức khỏe đơn giản, hiệu quả?

Bỏ túi biện pháp kiểm tra sức khỏe đơn giản, hiệu quả?

01/01/2021

Bạn có thể dễ dàng đánh giá sức khỏe của mình ngay tại nhà thông qua nhưng biện ...

Chớ nên bỏ qua các bệnh mà dân văn phòng hay mắc phải?

Chớ nên bỏ qua các bệnh mà dân văn phòng hay mắc phải?

01/01/2021

Bạn có biết, bệnh vặn phòng liên quan mật thiết tới các vấn đề về sức khỏe do ...

Chữa sổ mũi tại nhà trong tích tắc không hề khó?

Chữa sổ mũi tại nhà trong tích tắc không hề khó?

28/12/2020

Thời tiết thay đổi khiến bạn sụt sịt, sổ mũi cực kì khó chịu. Bạn đã thử qua ...

Chớ bỏ qua cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa?

Chớ bỏ qua cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa?

26/12/2020

Bạn sinh con lần đầu nên khá loay hoay không biết chăm sóc bé khi bị mẩn ngứa ...

Mất ngủ ở phụ nữ có đáng lo ngại?

Mất ngủ ở phụ nữ có đáng lo ngại?

26/12/2020

Bạn có biết, bệnh mất ngủ ở phụ nữ thường khiến bạn khó đi vào giấc ngủ sâu và ...

Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...