Rất có thể vào một thời điểm bất kì nào trong năm bạn sẽ bị sổ mũi hoặc bị vài lần bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng nhiễm siêu vi xoang và cảm lạnh hoặc hiện tượng cảm ứng thông thường.
Một số trường hợp khác, sổ mũi do hiện tượng dị ứng, sốt hoặc do một số bệnh lý nào liên quan tới hệ hô hấp.
Mục lục [Ẩn]
1. Cách chữa sổ mũi: Uống nhiều nước
Thực tế hiện nay đã cho thấy, việc uống nhiều nước là biện pháp giúp giữ ấm cơ thể khi bạn bị sổ mũi nhằm cải thiện tình hình. Trong khi đó, nước sẽ làm các chất nhày dư thừa trong xoang thoát ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Hơn thế, thời gian bị sổ mũi của bạn cũng có thể rút ngắn khi lượng chất nhày dư thừa không còn bên trong nữa.
Bạn hãy ưu tiên chọn nước lọc hoặc các loại nước ép thay vì đồ uống có cồn hoặc cà phê.
2. Dùng trà nóng để trị sổ mũi
Sổ mũi sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nếu bạn sử dụng thêm trà nóng thay vì uống đồ nước lạnh. Điều này là do hơi của trà nóng giúp mũi có cơ hội giãn nở từ đó các chất nhày nhanh chóng tống dịch ra bên ngoài.
Một lưu ý bạn không nên bỏ qua đó là trà nóng dùng để trị sổ mũi, bạn hãy tìm các loại trà không chứa caffeine như trà gừng, trà hoa cúc và một số loại trà thảo mộc khác. Sổ mũi thường đi kèm với đau họng. Trà nóng cũng có khả năng làm dịu cơn đau họng của bạn.
3. Chữa sổ mũi bằng cách xông hơi mặt
Có một thực tế đã chỉ ra rằng, hơi nóng có vai trò điều trị sổ mũi cực kì hiệu quả. Nhiều nghiện cứu trong năm 2015 cho thấy những người bị cảm lạnh thường cảm thấy việc xông hơi làm thời gian phục hồi bệnh trong khoảng 1 tuần so với người bệnh không xông hơi.
Do đó, để xông hơi mặt chữa sổ mũi bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
♦ Đun sôi một nồi nước trên bếp rồi từ từ mở nắp ra để hơi nóng thoát ra ngoài.
♦ Đặt khuôn mặt của bạn trên hơi nước trong khoảng 10-15 phút và hít thở bằng mũi. Trong thời gian này, nếu cảm thấy quá nóng, bạn hãy đưa mặt ra chỗ khác để thư giãn.
♦ Xì mũi để loại bỏ chất nhầy rồi thực hiện lại 3-5 lần tùy thích.
Ngoài ra, bạn có thể nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu vào nồi nước đun sôi để cải thiện tính thư giãn nhé.
4. Cách chữa sổ mũi: Tắm với nước ấm
Nếu bạn áp dụng những biện pháp ở bên trên mà không đạt được hiệu quả thì có thể thay thế bằng việc tắm với nước ấm. Cũng giống như việc uống trà nóng hoặc xông hơi mặt, tắm với nước ấm còn tận dụng hơi nước để làm thông mũi và giảm hiện tượng sổ mũi nhanh chóng.
5. Rửa mũi
Hiện nay, sử dụng dụng cụ hút rửa mũi là cách chữa khá phổ biến nhờ vào tính hiệu quả và sự thuận tiện của nó. Các dụng cụ rửa mũi thường thấy là những bình nhỏ như ấm trà có vòi. Bạn sẽ đổ dần dần dung dịch muối hoặc nước ấm vào bình rồi đặt vòi vào một bên mũi, bơm từ từ dung dịch ra ngoài thông qua bên mũi còn lại. Thao tác này có vai trò rửa sạch xoang kĩ lưỡng.
Đồng thời, bạn cũng có thể mua dụng cụ rửa mũi ở các hiệu thuốc tây hoặc các cửa hàng bán dụng cụ y khoa. Khi áp dụng các chữa sổ mũi bằng bình rửa mũi, bạn hãy chắc chắn làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm nhé. Nếu không, tình trạng này có thể sẽ diễn biến nặng hơn.
6. Ăn đồ cay để trị sổ mũi
Khi nghiên cứu về bệnh lý này, các chuyên gia đã nhận thấy rằng đồ ăn cay sẽ làm bạn bị chảy nước mũi nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bi sổ mũi kèm với triệu chứng nghẹt mũi… việc ăn cay sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
Thế nhưng, nếu bạn không thích vị cay mạnh của ớt có thể thử thay thế bằng hạt tiêu, cải ngựa hoặc gừng. Những loại gia vị này không những rút ngăn thời gian sổ mũi, nó còn tạo cảm giác ấm nóng và giảm bệnh lý về xoang.
7. Trị sổ mũi bằng thuốc capsaicin
Khác với những biện pháp trên, capsaicon là hóa chất có tính cay nóng. Nó thường dùng để điều trị bệnh liên quan tới dây thần kinh. Trong một số trường hợp, các chuyên gia sức khỏe cũng hướng dẫn bạn dùng capsaicin để điều trị sổ mũi tại nhà.
Bạn cần đến bác sĩ để được chỉ định cách chữa sổ mũi bằng thuốc capsaicin. Cách này chỉ nên được áp dụng sau cùng nếu những cách chữa sổ mũi tại nhà khác không phát huy hiệu quả.