Trong cuộc sống, lão hóa là quy luật tất yếu, sự ảnh hưởng của nó là nỗi e ngại lớn đối với nhiều người. Tuy nhiên, thay vì cảm giác lo lắng và thỏa hiệp với sự xuống cấp của cơ thể chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức về lão hóa lành mạnh cùng tâm lý thật vững vàng. Việc này có thể thực hiện ở bất kì giai đoạn nào trong cuộc đời để có một cuộc sống vui khỏe.
Mục lục [Ẩn]
1. Lão hóa là gì?
Theo các chuyên gia, lão hóa là sự già đi theo thời gian của cơ thể. Quá trình này sảy ra khi các tế bào bắt đầu hư tổn, ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khiến chúng suy giảm. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Lão hóa biểu hiện rõ rệt nhất từ 60 tuổi trở đi. Tuy nhiên, tiến triển của nó ở mỗi người là khác nhau, cụ thể:
- Di truyền
- Do môi trường sống
- Do bệnh lý nền đang mắc phải
- Hành vi hoặc thói quen sống
2. Lão hóa ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?
- Mùi và vị
Có một thực tế cho rằng, khứu giác và vị giác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi chức năng của chúng suy giảm bạn rất dễ rơi vào tình trạng ăn không ngon hoặc cảm thấy chán ăn. Ngoài ra, bạn cugx không phát hiện được mối nguy hiểm nếu không ngửi thấy mùi khí đốt hoặc khói từ một đám cháy.
- Hệ xương khớp
Thông thường, quá trình lão hóa khiến cho lớp sụn bên trong trở nên mỏng hơn, các thành phần sụn cũng thay đổi khiến cho khớp kém đàn hồi và dễ dàng bị tổn thương nghiêm trọng.
- Làn da
Làn da bị lão hóa thường mỏng hơn và nhạt hơn. Các đốm sắc tố lớn hơn bao gồm các đốm đồi mồi, các nốt sần xuất hiện tại những vùng tiếp xúc nhiều dưới ánh nắng mắt trời. Hơn thế, sự thay đổi trong môi trường mô liên kết làm giảm sức căng và độ đàn hồi cho làn da của bạn.
- Cơ quan sinh dục
Ở nam giới, hiện tượng lão hóa có thể ảnh hưởng tới hiện tượng cương cứng của dương vật. Ở phụ nữ cũng vậy, lão hóa sẽ gây nên hiện tượng khô âm đạo, khiến cho cơ quan sinh dục gặp nhiều khó khăn.
3. Bí quyết để lão hóa lành mạnh
- Duy trì vận động hợp lý
Các cơ bắp sẽ giảm dần khi bạn có tuổi, tuy nhiên tập thể dục thể thao sẽ cải thiện cơ bắp và sức bền nhằm tăng khối lượng cơ bắp trên cơ thể, ngay cả khi bạn đã ở tuổi U90.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Để cơ thể được lão hóa lành mạnh bạn đừng nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ dẫn đến hiện tượng thừa chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường. Một chế độ ăn uống ăn uống hợp lý làm chậm quá trình lão hóa bao gồm các thực phẩm bão hòa, nhiều trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc vừa phải. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm có đường.
- Xét nghiệm định kí
Đa số những người từ 40 tuổi trở lên thực hiện một số xét nghiệm định kì để kiểm tra chức năng của cơ thể, nhất là huyết áp và cholesterol. Chỉ số cao sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Tuy nhiên, mọi vấn đề có thể khắc phục bằng thuốc và điều trị kịp thời.
- Chăm sóc giấc ngủ
Thói quen đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc có ý nghĩa lớn trong quá trình lão hóa lành mạnh. Trong khi ngủ cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone làm tăng trưởng và phục hồi collagen và eslatin – thành phần thiết yếu giúp làn luôn căng tràn sức sống.
Đồng thời, ngủ đủ giấc còn giảm hiện tượng căng thăng thẳng liên quan tới thần kinh và trí nhớ về già.
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Hiện tượng lão hóa của con người diễn ra chậm hơn nếu bạn luôn giữ mình trong trạng thái tích cực nhằm duy trì mối quan hệ và sống có mục đích. Do đó, bạn hãy thường xuyên giữ liên lạc hoặc thăm hỏi bạn bè, con cháu để tránh khỏi cảm giác cô đơn hoặc lo lắng khi về già.
Đồng thời, đừng quên duy trì một sở thích đam mê tập luyện thái cực quyền, cờ tướng hoặc trở thành tình nguyện viên trong các hoạt động xã hội. Những hoạt động tương tác mang tính chắt giải trí lành mạnh, giữ cho tinh thần được minh mẫn, vừa đem lại niềm vui trong cuộc sống mỗi ngày.