Mục lục [Ẩn]
1. Giảm nhiễm trùng bàng quang
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, số lượng chất chống vi khuẩn có trong cỏ mực được đánh giá là phương thuốc tuyệt vời mỗi khi bạn bị nhiễm trùng bàng quang. Lâu nay, người Ấn Độ còn cho thêm thần dược cỏ mực vào các bài thuốc quý hiếm và cổ truyền nhằm điều trị các cơn ho, khó thở và góp phần hồi phục chức năng của bàng quang.
Nhiều nghiên cứu còn chứng minh tác dụng của cỏ mực trong việc lợi tiểu, điều này đồng nghĩa với việc nó thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu. Đa số các bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao nếu dùng 3g chiết xuất cỏ mực còn cải thiện đáng kể hiện tượng lợi tiểu so với việc sử dụng giả dược.
2. Tốt cho tóc
Một thực tế không thể phủ nhận, cỏ mực có tác dụng kích thích mọc tóc và giữ cho mái tóc luôn chắc khỏe. Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, các bác sỹ đã chứng minh rằng chiết xuất methanol trong cỏ mực được đánh giá là thần dược kích thích mọc tóc và giúp tóc phát triển.
Các nhà nghiên cứu còn thoa chiết xuất này lên lớp lông của những chú chuột đã bị biến đổ ghen nên chúng không có lông. Kết quả là họ nhận thấy rằng, chiết xuất này có tác dụng kích thích hiện tượng mọc lông trở lại.
Để làm rõ hơn, các chuyên gia còn thử nghiệm nhiều nghiên cứu khác và cho kết luận rằng cổ mực có tiềm năng phát triển bằng cách kích thích các nang tóc đầy đủ. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nhau và nhiều thử nghiệm hiệu quả về độ an toàn, sự lâu dài trong chiết xuất này.
3. Tốt cho mắt
Cỏ mực được đánh giá là loại cây giàu carotene – một chất chống oxy hóa vô cùng cần thiết nhằm duy trì đôi mắt khỏe mạnh. Theo nhiều nghiên cứu, cỏ mực còn có tác dụng vô hiệu quả tổn thương do các gốc tự do gây ra, đồng thời ngăn chặn bệnh thoái hóa mắt và đục thủy tinh thể. Thế nhưng, trong nhiều nghiên cứu lại nhận thấy khả năng cải thiện thị lực tương đối ít khi ăn cỏ mực.
4. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Ngoài những tác dụng ở bên trên, cây cỏ mực còn có khả năng giảm huyết áp, các chỉ số cholesterol. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng thuyết phục được đưa ra bởi điều này lại chỉ mới được chứng minh trong một vài thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khả năng giảm huyết áp hiệu quả và lợi tiểu của cỏ mực có mối quan hệ mật thiết với nhau.
5. Ngừa ung thư
Theo đông y, các nhà thảo dược học dùng cỏ mực để điều trị các bệnh ung thư điển hình. Một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2011 đã khám phá ra tác dụng của cỏ mực trong việc phòng chống ung thư với dây chuyền tế bào ung thư gan. Nghiên cứu còn lưu ý rằng, chiết xuất cỏ mực có khả năng kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu diệt hiệu quả tế bào.
Cuối cùng, nghiên cứu còn chỉ ra tính hiệu quả của cỏ mực trong việc ngăn chặn sự sống của các tế bào ung thư qua quá trình đập vỡ phân tử DNA, nhờ đó mà chúng kiềm hãm quá trình lây truyền của tế bào ung thư.
6. Thuốc diệt côn trùng (thuốc trừ sâu)
Bên cạnh lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe, cỏ mực còn có một lợi ích vô cùng thực tế đó là giữ cho các loài bọ, ruồi muỗi không có cơ hội bao vây chúng ta. Bằng chứng này là nghiên cứu của các chuyên gia về việc dùng cỏ mực để điều chế thuốc diệt côn trùng, đặc biệt là muỗi gây bệnh. Nghiên cứu này còn chứng minh sự an toàn và tính hiệu quả của cỏ mực. Do đó, chúng thường có mặt trong thành phần của các loại thuốc diệt côn trùng.
7. Dùng cây cỏ mực như thế nào cho hiệu quả?
Bạn có biết, cỏ mực có nhiều trong các dạng thuốc khác nhau như cồn, viên con nhộng hoặc các sản phẩm sấy khô. Hiện nay chưa có khuyến cáo hay chắc chắn nào về liều lượng khi dùng cỏ mực, do đó bạn có thể yên tâm bởi sự an toàn mà nó mang lại.