Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tiền sử bệnh tim mạch và tuổi tác.
Mục lục [Ẩn]
1. Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?
Theo các chuyên gia, tình trạng nhồi máu cơ tim được đánh giá là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Sảy ra khi cơ tim bị tổn thương nặng nề, hoại tử do quá trình vận chuyển oxy khiến tim bị tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu là do các mảng xơ vữa, các huyết khối được hình thành bên trong động mạch vành.
Thông thường, một cơn nhồi máu cơ tim hoặc đau tim có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh là vô cùng cần thiết.
2. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh nhồi máu cơ tim mà bạn cần lưu ý.
- Dấu hiệu nhồi máu cơ tim sớm
Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim sớm sảy ra ở 50% bệnh nhân. Nếu nhậ
+ Đau nhẹ hoặc khó chịu ở ngực
+ Đau ở vai, cổ và hàm
+ Đổ mồ hôi
+ Buồn nôn, nôn
+ Chóng mặt hoặc ngất xỉu
+ Khó thở
+ Lo lắng hoặc lú lẫn
- Triệu chứng nhồi máu cơ tim ở nam giới
Thực tế đã cho thấy, triệu chứng nhồi máu cơm tim ở phụ nữ và nam giới là hoàn toàn khác nhau. Trong đó, triệu chứng ở nam giới bao gồm:
+ Đau hoặc nặng ngực
+ Đau hoặc khó chịu ở phần trên của cơ thể
+ Nhịp tim nhanh hoặc bất thường
+ Khó tiêu
+ Khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi
+ Chóng mặt, choáng váng
+ Toát mồ hôi lạnh
- Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ
Tương tự như nam giới, tình trạng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có những dấu hiệu điển hình như sau:
+ Mệt mỏi bất thường trong vài ngày
+ Rối loạn giấc ngủ
+ Lo lắng
+ Chóng mặt
+ Khó thở
+ Khó tiêu
+ Đau lưng, vai hoặc cổ họng
- Triệu chứng nhồi máu cơ tim thầm lặng
Theo các chuyên gia, tình trạng nhồi máu cơ tim thầm lặng là một dạng bệnh có triệu chứng mơ hồ. Bạn thậm chí nhận ra mình đang nhồi máu cơ tim nếu có một trog nhữngg biểu hiện như sau:
+ Khó chịu nhẹ ở ngực, cánh tay, hàm nhưng biến mất khi nghỉ ngơi
+ Khó thở, mệt mỏi
+ Đau bụng, ợ nóng
+ Xanh xao
3. Chẩn đoán và điều trị nhồi máu cơ tim
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu điển hình từ bệnh nhồi máu cơ tim, bạn cần tới ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Các bác sỹ sẽ tiến hành đo điện tâm đồ và xét nghiệm máu chuẩn đoán nhồi máu cơ tim. Đồng thời, bác sỹ cũng thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như x-quang, siêu âm, chụp mạch máu hoặc MRI tim…
Nếu đã xác định được bệnh bác sỹ sẽ tiến hành một số phương pháp điều trị để phục hồi lưu lượng máu ngăn ngừa các tổn thương có thể sảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và trang thiết bị y tế, các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Nhiều loại thuốc được dùng để điều trị nhồi máu cơ tim, bao gồm:
+ Aspirin
+ Thuốc làm tan huyết khối
+ Thuốc chống kết tập tiểu cầu
+ Thuốc chống đông máu
+ Thuốc giảm đau
+ Nitroglycerin
+ Thuốc chẹn beta
+ Thuốc ức chế men chuyển
+ Thuốc kiểm soát chỉ số cholesterol
4. Các loại thực phẩm tốt cho người bị nhồi máu cơ tim
Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên ăn những loại thực phẩm tốt cho tim mạch như sau:
+ Đa dạng các loại trái cây và rau xanh
+ Ngũ cốc nguyên hạt
+ Sản phẩm từ sữa ít béo
+ Thịt gia cầm và cá đã bỏ da
+ Các loại hạt và đậu
+ Dầu thực vật
Cá được đánh giá là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho hệ thống tim mạch, đặc biệt là cá có chứa nhiều axit béo Omega-3. Hàm lượng dinh dưỡng trong cá có vai trò hình thành các cục máu đông, điều trị nhồi máu cơ tim cực kì hiệu quả.