Ngoài những câu hỏi Vaccin Covid-19 là gì? Nhiều người còn thắc mắc chủng ngừa này có sử dụng được với bệnh nhân bị dị ứng hoặc từng bị sốc phản vệ hay không? Những trường hợp nào nên và không nên tiêm.
Mục lục [Ẩn]
1. Người bị dị ứng có được tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19 không?
Theo các chuyên gia, bệnh dị ứng hầu như sảy ra với tất cả mọi người, bạn sẽ khó tránh khỏi được bệnh lý này. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc chủng ngừa Covid-19 có thể tiêm được cho người bị dị ứng hay không? Theo Bộ Y Tế những người mắc phải bệnh chàm, viêm mũi dị ứng hoặc hen xuyễn, thậm chí là những cá nhân có tiền sử gia đình bị sốc phản vệ đều nằm trong danh sách có thể tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19 được.
Ngoài ra, tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19 tuyệt đối không nên thực hiện ở những người có phản ứng mạnh mẽ với hiện tượng dị ứng như nổi mề đây hoặc sưng mặt, môi, họng, mí mắt, xuất hiện triệu chưng khó thở, sốc phản vệ… Điều này không đồng nghĩa với việc, có thể bạn mắc nhiều bệnh dị ứng, phản ứng khá nhẹ nên việc tiêm chủng vẫn có thể nằm trong vùng an toàn.
Trong nhiều nguồn tin được đăng tải trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng cho thấy rằng, những người bị dị ứng trước đó có nguy cơ mắc sốc phản vệ cao hơn ngay sau khi tiêm chủng ngừa Covid-19. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trường hợp sốc phản vệ vaccine Pfizer cho tới thời điểm hiện tại là 47 trường hợp, trong đó 77% số lượng bệnh nhân đã bị dị ứng trước đó, 19 trường hợp sốc phản vệ với vaccine Moderna, 84% trong số họ đã bị dị ứng trước đó.
Tại Việt Nam, thống kê tới hiện nay đã có một nhân viên y tế nữ (35 tuổi) đang công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa khu vực Tân Châu tử vong bởi tình trạng sốc phản vệ ngay sau khi tiêm chủng phòng ngừa vaccine Covid-19 của AstraZeneca
Để hạn chế tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng sau khi tiêm, việc khai báo sức khỏe trung thực và đầy đủ trước khi tiêm chủng ngừa Covid-19 là điều vô cùng cần thiết. Việc này có tác dụng sàng lọc những yếu tố liên quan tới sức khỏe và phòng ngừa biến chứng có thể sảy ra đối với sức khỏe.
2. Bị dị ứng sau mũi tiêm đầu tiên thì nên làm thế nào?
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nếu sảy ra tình trạng phản ứng nghiêm trọng hoặc phản ứng ngay lập tức sau liều đầu tiên, bạn khôgn nên tiêm liều thứ hai nữa. Tuyệt đối không nên tiếp tục tiêm liều tiếp theo của một loại vaccine khác từ bất kì thương hiệu nào chưa được kiểm chứng là an toàn.
Sau khi tiêm phòng, những biểu hiện bình thường chứng tỏ cơ thể đáp ứng tốt với vaccine là xuất hiện vùng bị sưng ngay chỗ tiêm, sốt, đau nhức cơ thể sau khi tiêm.
3. Cách kiểm tra bệnh nhân có bị dị ứng hay không?
- Người từng sốc phản vệ
Thực tế hiện nay đã cho thấy, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính vô cùng nghiêm trọng, có thể đe dọa tới tính mạng của con người. Đồng thời, tình trạng này còn đi kèm với một số triệu chứng điển hình khác như nổi mề đay, sưng mặt hoặc khó thở, chóng mặt. Để rõ hơn về tình trạng này, bộ Y tế còn nghiên cứu nhận thấy rằng nếu bạn có tiền sử sốc phản vệ với bất kì loại thuốc nào, thực phẩm, côn trùng hoặc do bất kì nguyên nhân không được xác định… thì không nên tiến hành tiêm chủng ngừa COVID-19.
- Người mắc những bệnh khác
Theo Bộ Y Tế, những đối tượng có tiền sử bị phản ứng với thuốc không phổ biến hoặc sốc phản vệ có thể đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng, không nằm trong những đối tượng được chủng ngừa vaccine phòng Covid-19.
+ Hội chứng Stevens-Johnsons (SJS): Đây là hội chứng viêm đa dị ứng cấp tính bao gồm những triệu chứng điển hình như loét mắt, miệng hoặc bất kì bộ phạn sinh dục nào trên diện rộng.
+ Độc tố hoại tử biểu bì cũng được đánh giá là hội chứng phát ban đỏ bị phồng rộp, bong tróc trên diện tích rộng.
+ Hội chứng Dress được đánh giá là hội chứng phát ban đỏ ở cả vùng mặt, trên một phần cơ thể hoặc tổn thương tại các cơ quan khác.
+ Hội chứng quá mẫn do thuốc (DiHS): Đây là hội chứng gây ra triệu chứng phát ban, sốt và suy đa cơ quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về chủng ngừa COVID-19. Nếu bạn có bất kì thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6753 để được tư vấn cụ thể.