Mục lục [Ẩn]
1. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đau thắt lưng?
- Nguyên nhân cơ học
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên tình trạng đau thắt ở lưng, bao gồm cả việc thioái hóa đĩa đệm, các bệnh lý về khớp, một số dị tật bẩm sinh hoặc nguyên nhân không xác định được. Các nguyên nhân này xuất phát từ hiện tượng căng cơ hoặc các chấn thương do dây chằng.
- Nguyên nhân về thần kinh
Cụ thể là tình trạng thoát vị đĩa đểm, gai xương khiến rễ thần kinh bị tổn thương, thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, tình trạng nhiễm trùng cũng khiến bạn bị đau thắt lưng.
- Các bệnh lý về cột sống không có nguyên nhân cơ học như hiện tượng nhiễm trùng, lao hoặc viêm khớp dạng thấp,…
- Do bệnh lý của cơ quan khác (1 – 2%) như bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận, phình tách động mạch chủ bụng.
- Do một số nguyên nhân điển hình khác như tình trạng rối loạn dạng cơ thể, đau cơ xơ hóa hoặc malingering.
2. Nguy cơ gây bệnh đau thắt lưng
Có một chứng minh đã nhận thấy rằng bất kì ai cũng có thể bị đau thắt lưng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau thắt lưng bao gồm:
- Tuổi tác
Các cơn đau lưng đầu tiên sảy ra chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50 tuổi, thông thường tuổi càng cao các cơn đau sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải tình trạng loãng xương và độ đàn hồi cơ giảm. Phần đĩa đệm này sẽ mất dần các chất lỏng và tính linh hoạt do tuổi tác khiến nguy cơ hẹp ống tăng dần theo thời gian và tuổi tác.
- Mức độ tập thể dục thể thao
Thông thường, các cơn đau thắt lưng gặp phổ biến ở những người luyện tập thể dục thể thao. Phần cơ lưng và cơ bụng khi yếu sẽ không nâng đỡ được cột sống. Các nghiên cứu cho thấy rằng bài tập aerobic tác động thấp có thể giúp duy trì sự toàn vẹn của đĩa đệm.
- Tăng cân
Khi cơ thể bị thừa cân hoặc béo phì nhanh chóng sẽ làm bạn tạo áp lực lên phần lưng, lưng sẽ bị đau thắt nghiêm trọng.
- Các yếu tố công việc
Một số công việc yêu cầu đẩy, nâng hoặc kéo nặng có liên quan tới rung cột sống và các chấn thương. Khi chúng ta ngồi làm việc cả ngày sẽ khiến lưng bị đau nghiêm trọng.
- Hút thuốc lá sẽ hạn chế quá trình lưu thông của máu, oxy tới đĩa đêm khiến chúng bị thoái hóa nhanh chóng.
- Ba lô quá nặng ở trẻ em: Một ba lô quá tải với sách học và đồ dùng có thể làm căng lưng và gây mỏi cơ.
- Yếu tố tâm lý bao gồm hiện tượng căng thẳng, trầm cảm và sức khỏe khiến cơ thể bị đau lưng
3. Giảm nguy cơ bị bệnh đau thắt lưng như thế nào
Các khuyến nghị để bảo vệ cho lưng
+ Duy trì tập thể dục thường xuyên để các cơ bắp linh hoạt, khỏe mạnh hơn. Đồng thời, tham khảo ý kiến của các bác sỹ về những động tác phù hợp với lứa tuổi nhằm cải thiện tốc độ lưu thogno máu dưới và phần cơ bụng.
+ Duy trì cân nặng hợp lý và thức ăn bổ sung dưỡng chất để cơ thể cung cấp đủ canxi, vitamin D và phốtpho nhằm tăng trường xương.
+ Sử dụng đồ nội thất được thiểt kế tiện dụng, thiết bị tại nơi làm việc.
+ Thay đổi vị trí ngồi định kì bằng việc đi bộ xung quanh văn phòng, vươn vai để giảm tình trạng căng thẳng. Thêm vào đó, bạn có thể thêm một chiếc gối hoặc khăn cuộn đăt sau lưng nhằm hỗ trợ đôi chân của bạn.
+ Mang giày đế thấp, thoải mái.
+ Nên ngủ nghiêng về một bên với phần đầu gối co lại để các khớp cột sống được mở ra, giảm áp lực lên độ cong của cột sống. Chú ý luôn ngủ trên bề mặt vững chắc.
+ Tuyệt đối nâng những vật quá năng. Bằng cách ngồi xuống để nâng và hóp cơ bụng để trên cùng một đường thẳng. Khi nâng đồ vật sát cơ thể chú ý không vặn người trong khi nâng.
+ Bỏ hút thuốc.
4. Làm gì khi bị đau thắt lưng?
- Đau lưng cấp tính
+ Thuốc giảm đau paracetamol là một trong những thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh đau thắt lưng vì độ an toàn và chi phí thấp.
+ Có thể giảm đau tại chỗ bằng cách thoa gel, miếng dán hoặc xịt lên da
+ Tích cực chườm nóng hoặc nước đá để giảm viêm, giảm đau và cải thiện vận động.
- Đau lưng mãn tính
Bạn có biết, đau lưng mãn tính được điều trị bằng cách chăm sóc theo từng bước với phương pháp điều trị đơn giản, phù hợp với chi phí. Phương pháp này được điều trị dựa trên những nguyên nhân đã được xác định trước đó của cơn đau nguyên phát.