Mục lục [Ẩn]
1. Vài nét về bệnh lý đường hô hấp?
Đôi khi bạn có cảm giác khó thở, tức ngực kèm theo các chấy nhày tích tụ bên trong khoang họng? Bạn lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản hay không? Bệnh có biểu hiện thế nào? Làm sao để phân biệt?
Viêm phổi và viêm phế quản nhìn chung đều là căn bệnh về đường hô hấp, chúng ảnh hưởng không nhỏ tới các bộ phận trong cơ thể. Cụ thể:
+ Viêm phổi sảy ra ở các túi khí: Tình tranjg viêm này khiến cho các phế nang chứa đầy mủ hoặc dịch nhày
+ Viêm phế quản được đánh giá là bệnh lý xuất hiện ở lớp niêm mạc bên trong phế quản – nơi lưu thông không khí tới phổi. Bệnh có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính do viêm nhiễm kéo dài.
Tình trạng này có thể diễn tiễn nặng và biến chứng thành viêm phổi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Phân biệt triệu chứng viêm phổi và viêm phế quản
Nhìn chung, viêm phế quản và viêm phổi đều có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, chúng có một loạt biểu hiện khác nhau như mệt mỏi, đờm, sốt. Thế nhưng, vẫn còn một số biểu hiện khác giúp bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải tình trạng này.
- Triệu chứng viêm phế quản
Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của mỗi người, là cấp tính hay mãn tính mà người bệnh sẽ có những triệu chứng là khác nhau. Theo đó, viêm phế quản cấp gây ra hàng loạt triệu chứng giống với triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên như:
+ Mệt mỏi
+ Đau họng
+ Sổ mũi
+ Nghẹt mũi
+ Sốt
+ Ớn lạnh
+ Đau nhức cơ thể
+ Đau đầu nhẹ
Trong khi ho, bạn có thể thấy đờm có màu vàng hoặc màu xanh lục. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 1 vài ngày hoặc 1 tuần.
Đối với viêm phế quản mãn tính gây ra ho kéo dài từ 3 tháng. Bệnh nhân thấy xuất hiện các cơn ho từng ngày và trầm trọng hơn. Mỗi đợt ho thường nặng nề hơn. Rất có thể đây là biểu hiện của tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính.
+ Thở nông, dễ bị hụt hơi
+ Thở khò khè
+ Mệt mỏi
+ Khó chịu ở ngực, tức ngực
- Triệu chứng viêm phổi
Bạn có biết, điểm giống nhau của các bệnh lý này đó là cơn ho – bệnh viêm phổi cũng vậy. Đôi khi cơn ho kèm theo đờm có màu xanh lục, vàng. Bệnh nhân có một số biểu hiện khác đi kèm như:
+ Mệt mỏi
+ Sốt, có thể sốt cao đến 40ºC
+ Ớn lạnh, run người
+ Đau ngực, nhất là khi hít thở sâu hoặc ho
+ Đổ mồ hôi
+ Buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy
+ Thở nông
+ Lơ mơ, không tỉnh táo (hay thấy ở người cao tuổi)
+ Môi tái nhợt, xanh xao do thiếu oxy
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà triệu chứng viêm phổi có diễn tiến từ nặng tới nhẹ. Khi có các biểu hiện viêm đường hô hấp dưới kèm theo ớn lạnh, sốt… bạn hãy nghĩ ngay tới viêm phổi nhé.
Thông thường, triệu chứng của viêm phổi để lại nặng nề hơn. Có khả năng đe dạo tới tính mạng con người. Nhất là người cao tuổi hoặc đối tượng dễ bị tổn thương.
Tuy nhiên, các triệu chứng này không thuyên giảm trong 01 tuần hoặc lâu hơn bạn có thể tới gặp bác sỹ để được điều trị phù hợp hơn.
3. Phương pháp điều trị viêm phổi và viêm phế quản?
Việc điều trị cho bất kì bệnh lý nào cũng cần căn cứ vào những nguyên nhân gây bệnh. Đối với tình trạng viêm phế quản, việc điều trị này có khả năng chữa khỏi bệnh trong một số trường hợp cấp tính.
Đối với tình trạng viêm phế quản mãn tính – Tuy chưa có biện pháp điều trị hoàn toàn mà chỉ tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng nhằm hạn chế tình trạng biến chứng. Bệnh nhân sẽ được kê đơn với một số loại thuốc giảm viêm và thông thoáng ở đường thở. Ngoài ra, bạn hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
- Kiểm soát và cải thiện bệnh viêm phổi, viêm phế quản tại nhà
Ngoài việc điều trị theo đúng chỉ định, bạn hãy áp dụng một số biện pháp hỗ trợ tại nhà như sau:
+ Nghỉ ngơi nhiều hơn
+ Uống nhiều nước để làm loãng đờm, nhầy trong nước
+ Tránh các thức uống gây mất nước như rượu, bia, caffeine
+ Nên sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc máy xông hơi giúp làm loãng dịch nhày bên trong phổi
+ Hạn chế tiếp xúc với một số yếu tố kích ứng như hóa chất, khói thuốc, bụi
+ Nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng các cơn ho