Thực tế hiện nay đã cho thấy, cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, đây là căn bệnh hô hấp cấp tính. Khi tiếp xúc với bệnh nhân bị hắt hơi, ho hoặc chạm vào bề mặt của cầu thang bộ, tay nắm… có thể mắc cảm cúm.
Một số triệu chứng thường gặp của cảm cúm đó là đổ mồ hôi, sốt cao và cảm giác đau đầu, toàn thân đau nhức. Đồng thời, bạn cũng có cảm giác bị ớn lạnh toàn thân trong vài ngày, đôi khi có triệu chứng tức ngực, ho khan và nhạy cảm với ánh sáng, âm thành.
Trong những ngày thời tiết nồm ẩm kéo dài, số lượng bệnh nhân mắc cảm cúm tăng lên đáng kể. Đây là môi trường thuận lợi để virus cúm phát triển. Đồng thời, trong những ngày mùa lạnh, hệ hô hấp của con người dễ bị kích ứng hơn.
Khi thấy mình có biểu hiện của cảm cúm, bạn hãy thử thực hiện 9 cách chữa cảm cúm nhanh nhất sau đây nhé.
Mục lục [Ẩn]
1. Điều trị cảm cúm bằng cách nghỉ ngơi
Ngay khi cơ thể bạn xuất hiện một số triệu chứng của bệnh cảm cúm, bạn nên xin nghỉ ngơi một thời gian hoặc trong vài ngày. Thời gian này bạn nên cố gắng làm việc để cơ thể bớt mệt mỏi, thay vào đó tích cực uống nước, thực phẩm có lơi để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Ngoài ra, bạn cũng nên để cơ thể nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc và thư giãn với tinh thần lạc quan nhất, chú ý xem những nội dung gây cười, xông hơi và ngâm chân bằng nước nóng… Điều này giúp hệ miễn dịch của bạn tăng cường, chống lại bệnh cảm cúm và một vài bệnh thông thường khác.
2. Cách chữa cảm cúm nhanh nhất: Uống nhiều nước
Bạn có biết, cảm cúm có thể khiến cơ thể bị mất nước, tiêu chảy và nôn mửa. Hãy chắc chắn rằng cơ thể được cung cấp đầy đủ lượng nước bằng cách tích cực uống nước ép trái cây, nước lọc, canh hoặc nước súp dựa trên nước dùng như phở gà nhé.
Ngoài ra, bạn có thể uống thêm một số loại nước ép trái cây đó là nước ép táo, nước cam hoặc dưa hấu, dâu tây… Hơn thế, bạn cũng hạn chế uống nước lạnh và một số loại nước uống có chứa cồn như nước ngọt, cà phê, rượu bia…
Đa số những loại nước này giúp cơ thể và hệ hô hấp của bạn ngậm nước, biến các chất này dàu thành một lớp chất lỏng để bạn dễ dàng tống khứ ra bên ngoài thông qua phản xạ ho. Việc ho ra các chất nhày khá tốt, chúng sẽ không có cơ hội tích tụ trong phổi dẫn tới nhiễm trùng.
3. Ăn thực phẩm hỗ trợ chữa cảm cúm
Câu hỏi cảm cúm ăn gì để hết bệnh là thắc mắc của rất nhiều người. Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm lành lạnh để cải hiện hệ miễn dịch như hẹ, hành, sữa chua, thịt bò, yến mạch, cải bó xôi, khoai tây,….hoặc áp dụng chế độ ăn kento để điều trị cảm cúm nhé.
Bạn cũng nên tránh một số thực phẩm trong khi điều trị cảm cúm đó là đồ ăn đã qua chế biến hoặc thức ăn lâu bởi chúng có ít chất dinh dưỡng, không an toàn. Đồng thời, một số thực phẩm cứng và đồ chiên xào bạn cũng nên hạn chế khoai tây chiên hoặc bánh quy để tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.
4. Mặc quần áo thoải mái khi bị cảm cúm
Trường hợp bạn bị sốt khi cảm cúm, hãy mặc quần áo thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt được dễ dàng. Việc mặc quần áo quá nhiều lớp có thể làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Thế nhưng, nếu bạn cảm thấy ớn lạnh hãy mặc thêm quần áo nhé.
5. Giữ vệ sinh cá nhân để điều trị cảm cúm
Bạn hãy vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giúp điều trị cảm cúm tại nhà hiệu quả hơn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi vệ sinh cá nhân.
+ Rửa tay sạch sẽ khi cầm nắm và ho có tác dụng hạn chế việc tiếp xúc trên các bề mặt chung để hạn chế virus lây lan từ người bệnh qua bạn. Sau đó, khi ho bạn nên hắt xì trước, rửa tay trước khi tiếp xúc với môi trường và người thân để hạn chế lây lan bệnh tật.
+ Tích cực tắm rửa và súc miệng để virus không có cơ hội tấn công cơ thể của bạn. Ngoài ra, bạn nên súc miệng thường xuyên với nước muối và tắm rửa thật sạch sẽ.
+ Chuẩn bị khăn giấy kĩ lưỡng mỗi khi hắt hơi và ho. Sau đó che miệng lại rồi bỏ vào thùng rác nhé.
+ Bịt khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên bịt khẩu trang khi đi ra ngoài trời khói bụi để tránh hít phải những không khí ô nhiễm