Theo các chuyên gia, trung bình một người hít thở khoảng 20.000 lít không khí trong vòng 24h đồng hồ. Lá phổi có vai trò hô hấp, luân chuyển không khí tới các cơ quan, chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp tới từng tế bào, các cơ quan khác, trong đó khí thải carbonic cũng được đào thải qua máu thông qua cơ quan này.
Vậy đâu là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp để các cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Mục lục [Ẩn]
1. Cấu tạo hệ hô hấp ở người
Bạn có biết, hệ hô hấp bao gồm một số cơ quan,, mô phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp bạn hít thở. Đồng thời, các cơ quan này cũng phối hợp một phần trong hệ cơ quan này, mọi hoạt đọng cùng nhau để mang oxy tới khắp các cơ quan trong cơ thể.
Thực tế, hệ hô hấp được chia làm 2 phần, bao gồm:
+ Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng và thanh quản. Các cơ quan này nằm ở bên ngoài lồng ngực.
+ Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, 2 lá phổi được phân nhánh của cây phế quản. Các cơ quan này nằm bên trong khoang ngực.
Ngoài nhiệm vụ hít vào và thở ra, hệ hô hấp còn đảm nhiệm nhiều chức năng hoàn toàn khác nhau như:
+ Giúp phát ra âm thanh và ngửi thấy mùi vị
+ Mang không khí và nhiệt độ, độ ẩm vào cơ thể
+ Cung cấp đầy đủ lượng oxy cho các tế bào mới
+ Loại bỏ khí thải, nồng độ carbonic ra bên ngoài cơ thể khi chúng ta thở ra
+ Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hoặc tác nhân gây kích ứng cơ thể.
2. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Bạn có biết, môi trường sống có vô vàn tác động trực tiếp tới hệ hô hấp của chúng ta. Trong quá trình hít không khí vào, chúng ta cũng đồng thời đưa tới những thành phần khác thông qua đường dẫn khí tới phổi.
Tuy đường dẫn khícó những cơ chế nhằm loại bỏ bụi bẩn, các mần bệnh nhưng không có đủ khả năng bảo vệ cơ thể toàn diện. Nhất là khi bạn thường xuyên tiếp xúc với một số tác nhân gây hại cho toàn bộ hệ hô hấp.
Một số yếu tố, tác nhân có khả năng ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi và gây ra nhiều vấn sức khỏe từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
+ Khói thuốc lá dù là chủ động hay thụ động cũng đươc liệt kê vào nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi, các bệnh lý về phổi như COPD
+ Lượng không khí bị ô nhiễm có mật độ khói bụi cao, lượng khí thải từ phương thiện giao thông, nhiên liệu đốt…
3. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp – giữ lá phổi khỏe mạnh
Hãy nhớ, các biện pháp làm tăng khả năng loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và đường thở rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp.
+ Tập thể dục
Theo các chuyên gia tại trung tâm kiểm soát dịch bệnh đã khuyến cáo chúng ta nên hoạt động thể chất thường xuyên trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để cải thiện sức khỏe tổng thể trong đó có hệ hô hấp.
Đặc biệt, những người mắc bệnh phổi mãn tính cũng có thể cải thiện sức khỏe nhằm làm giảm các triệu chứng thôgn qua việc tập thể dục thể thao hợp lý, thường xuyên.
+ Uống nhiều nước
Khi chúng ta bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ làm dịch nhày loãng dần, đàm trong phổi cũng được thông thoáng. Do đó, khi tống khứ các chất này ra bên ngoài cơ thể sẽ giúp đừng thở trở nên dễ chịu hơn. Mỗi người cần uống đầy đủ lượng nước cần thiết tùy theo thể trạng của mình, đừng để cơ thể bị thiếu nước và cũng không nên uống nước quá nhiều nhé.
+ Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí
Thông thường, tình trạng ô nhiễm trong không khí có thể làm đường thở của bạn gặp nhiều khó khăn, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh lý về đường hô hấp. Do đó, bạn nên thực hiện một số biện pháp bảo vệ đường hô hấp ngay cả khi đi ra bên ngoài.
+ Kiểm tra các chỉ số chất lượng không khí trước khi đi ra bên ngoài. Nếu chất lượng không khí quá thấp, bạn nên tránh ra ngoài nếu có thể. Những ngày như vậy bạn cũng không nên tập luyện thể dục ngoài trời.
+ Tích cực đeo khẩu trang khi ra bên ngoài môi trường để thanh lọc bụi, đặc biệt là bụi mịn.
+ Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc hoặc thuốc lá điện tử, các chất thải từ phương tiện giao thông, nhà máy.
4. Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng ở bên trong phổi, nhất là những người lớn tuổi. Do đó, để bảo vệ đường thở bạn cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm các mầm bệnh như vi khuẩn, virus.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để tránh nhiễm trùng đường hô hấp là rửa tay đúng cách. Hãy rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng cũng như nhớ hạn chế chạm tay lên mắt, mũi, miệng.