Mục lục [Ẩn]
1. Các cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không?
Theo các chuyên gia, đau mắt đỏ là một bệnh lý do adenovirus hoặc vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây ra. Bệnh lý này dễ gây dịch và lây lan trên diện rộng, bùng phát mạnh mẽ trong mùa hè và kéo dài sang hẳn mùa thu.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều và có độ ẩm cao… tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh và phát triển. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau mắt đỏ có thể tham khảo biện pháp điều trị bằng lá trầu không ngay dưới đây:
+ Cách 1: Hãy chuẩn bị khoảng 50g lá trầu không tươi rồi rửa thật sạch từ lá một, loại bỏ đát cát và bụi bẩn ra bên ngoài. Sau đó cho lá trầu không vào nồi đun nước sôi, xông mắt trong khoảng 3 phút. Áp dụng biện pháp này đều đặn từ 2-3 lần và thực hiện liên tục 1 tuần sẽ giúp bạn cải thiện hiện tượng đáng kể.
+ Cách 2: Bằng cách vò nát 10 lá dâu kèm theo 3 lá trầu không cho vào trong nồi, đổ thêm nước sôi và đưa lên gần mắt để xông, hơi nóng sẽ bốc lên trong khoảng 3 phút. Bạn nên dùng nước này để rửa mắt. Áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày.
2. Ưu điểm khi chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không
Những biện pháp chữa đau mắt đỏ bằng dân gian thường khá đơn giản, dễ thực hiện. Bởi phương pháp này sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên tính an toàn của nó khá cao, không gây kích ứng và không tốn kém chi phí.
Thêm một ưu điểm khác khi chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là hiệu quả cao. Trong Đông Y, lá trầu không thường có vị cay nồng, tính ấm, có mùi hơi hắc và có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng. Các chuyên gia khi nghiên cứu và sản phẩm này đã nhận thấy rằng trong 100g lá trầu không có chứa tới 2.4% tinh dầu.
Trong một số nghiên cứu của các chuyên gia, lá trầu không có tác dụng chữa bệnh khá tốt đặc biêt là những khách hàng bị cảm cúm, viêm họng, loét ngoài da, nhức đầu… Mặc dù không có cơ sở khoa học nhưng đặc điểm chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng và truyền tai nhau thực hiện.
3. Nhược điểm khi chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không
Chắc chắn không thể phủ nhận được những tác dụng mà lá trầu không mang lại cho sức khỏe, tuy nhiên việc đắp hoặc xông lá trầu không nhằm điều trị bệnh đau mắt đỏ còn khá nguy hiểm. hậu quả của việc này là bệnh nhân có nguy cơ cao mắc một số tình trạng nghiêm trọng như xuất huyết dưới kết mạc, loét giác mạc và sưng nề.
Với những đặc tính mà lá trầu không mang lại cho sức khỏe, nhiều người tin rằng khả năng kháng viêm mạnh mẽ khi xông hơi với lá trầu không và tiêu diệt vi khuẩn đau mắt đỏ, giúp đôi mắt chắc khỏe hơn.
Thực tế, không phải như vậy tinh dầu trong lá trầu không có tính nóng, dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn và bỏng giác mạc nếu tiếp xúc lâu với mắt trong quá trình xông hơi.
Có nhiều bệnh nhân sau khi xông hơi cảm thấy dễ chịu, mắt đỡ bị cộm hoặc ngứa nên lầm tưởng rằng phương pháp này mang lại hiệu quả tốt. Thế nhưng, trong một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lá trầu không có tác dụng chữa đau mắt đỏ, nếu sử dụng sai cách nó còn làm tình trạng nhiễm khuẩn tăng lên, nhất là khi không rửa sạch lá trước khi xông.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không là phương pháp điều trị tối ưu. Tốt hơn hết, khi bị đau mắt đỏ bệnh nhân cần tới gặp bác sỹ để thăm khám và kiểm tra cẩn thận. Ngoài ra, cần chú ý tới một số vấn đề dưới đây:
- Nên lau sạch nghèn trong mắt ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng khăn giấy hoặc bông
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và dành thời gian hợp lý nghỉ ngơi
- Không nên lấy thuốc nhỏ mắt của bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sử dụng cho mắt lành
- Không được tự ý nhỏ mắt và dùng thuốc nhỏ mắt của người khác
- Tránh tuyệt đối dụi mắt bằng tay
- Nên đeo kính để mắt không bị ảnh hưởng bởi khói bụi và ô nhiễm
- Chú ý rửa tay thẩt sạch trước khi tra thuốc nhỏ mắt
- Hàng ngày nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9%.
Hy vọng qua một số thông tin về ưu nhược điểm của cách chữa đau mắt đỏ bằng lá trầu không, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh đau mắt đỏ an toàn và hiệu quả nhất cho bản thân và gia đình.