Theo các chuyên gia, trung bình mỗi người hít thở ở mức vừa phải, giao động trong khoảng 20.000 lít không khí trong vòng 24 giờ đồng hồ. Các cơ quan này giúp chúng ta thực hiện các chức năng cơ bản.
Cụ thể, chúng lấy oxy từ không khí và cung cấp đều tới các tế bào tại các cơ quan khác nhau. Cuối cùng, chúng lấy khí thải như carbonic được loại bỏ ra khỏi máu thông qua các cơ quan này.
Vậy đâu là biện pháp bảo vệ hệ hô hấp để các cơ quan này hoạt động hiệu quả lâu dài? Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Mục lục [Ẩn]
1. Cấu tạo hệ hô hấp ở người
Thông thường, hệ hô hấp ở người bao gồm các cơ quan, mô phối hợp với nhau nhịp hàng để hít thở. Đồng thời, các cơ quan này hỗ trợ đắc lực với phổi và một phần trong hệ cơ quan này. Tất cả mọi hoạt động mang oxy tới các cơ quan trong cơ thể, loại bỏ các chất thải ra bên ngoài.
Hệ hô hấp có thể được chia thành 2 phần:
+ Đường hô hấp trên bao gồm phần mũi, thanh quản và họng. Chúng nằm ở bên ngoài lồng ngực.
+ Đường hô hấp phía dưới bao gồm 2 lá phổi, khí quản và tất cả các phân nhánh của phế quản. Vị trí của chúng nằm ở bên trong lồng ngực.
Ngoài việc hít vào và thở ra hệ thông hô hấp của con người còn đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau như:
+ Giúp cơ thể ngửi thấy mùi vị và phát ra âm thanh
+ Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và giữ ấm cho cơ thể
+ Cung cấp oxy tới các tế bào trong cơ thể nhanh chóng hơn
+ Loại bỏ các khí thải, như carbonic, ra khỏi cơ thể khi thở ra
+ Bảo vệ đường thở khỏi các tác nhân gây hại hay gây kích ứng
2. Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp
Bạn có biết rằng, môi trường sống là một trong những tác nhân lớn ảnh hưởng tới hệ hô hấp của con người. Khi chúng ta hít thở, vô hình chung đã đưa không khí và các thành phần khác qua đường dẫn khí tới phổi.
Tuy nhiên, đường dẫn khí có cơ chế loại bỏ bụi bẩn và mầm bệnh nhưng chúng vẫn không có khả năng bảo vệ toàn diện cho cơ thể. Nhất là việc tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây hại cho hệ thống hô hấp.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp bao gồm:
+ Khói thuốc lá: Dù là thụ động hau chủ động, thuốc lá cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Chúng ta nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi và bệnh phổi ở COPD.
+ Không khí ô nhiễm với lượng khí thải lớn từ giao thông, lượng khói bụi…
3. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp
Bạn hãy luôn ý thức rằng, việc bảo vệ sức khỏe đường hô hấp có vai trò loại bỏ các chất nhày ra đường thở, giúp đường thở thông thoáng và sạch sẽ hơn. Bạn hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây để hệ hô hấp khỏe mạnh hơn nhé.
- Tập thể dục
Có môt thực tế không thể phủ định được rằng, tất cả chúng ta nên hoat động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày, thực hiện đều đặn trong 5 ngày sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể, trong đó có hệ hô hấp.
Việc thực hiện thường xuyên này sẽ giúp cả những bệnh nhân mắc phổi mãn tính có cơ hội cải thiện các triệu chứng.
- Uống nhiều nước
Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ lượng nước sẽ giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn, làm loãng phần dịch nhày trong phổi và lưu thông đường thở. Do đó, quá trình tống khứ các chất nhày ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà cung cấp lượng nước vào cơ thể thích hợp, đừng để cơ thể bị thiếu nước hoặc uống nước quá nhiều nhé.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân ô nhiễm trong không khí
Với tình trạng như hiện nay, việc ô nhiễm trong không khí có thể gây khó khăn cho đường thở và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về hô hấp. Vì thế, bạn nên thực hiện môt số biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi tác nhân bên ngoài thông qua những biện pháp dưới đây:
+ Tích cực kiểm tra chỉ số chất lượng không khí trước khi ra bên ngoài. Nếu chất lượng này quá tệ bạn nên tránh ra ngoài có thể. Trong những thời điểm như vậy bạn tuyệt đối không nên tập thể dục thể thao.
+ Tích cực đeo khẩu trang có khả năng lọc bụi, nhất là bụi mịn khi đi ra bên ngoài.
+ Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói thải từ các phương tiện giao thông, nhà máy.