Theo thống kê của các chuyên gia, hiện nay có tới hơn 200 chủng virus gây bệnh cảm lạnh. Do đó, bạn có thể bị cảm lạnh vào bất kì thời điểm nào trong năm, kể cả mùa lạnh và mùa nóng. Triệu chứng phổ biến của bệnh có thể liệt kê đó là sốt, đau họng, khó thở, nghẹt mũi, đau đàu, hắt hơi, chảy nước mũi… gây khá nhiều khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt hàng ngày.
Với những triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng mà cảm lạnh gây ra cho sức khỏe, hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị cảm lạnh bao gồm dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Để bạn có các biện pháp phòng ngừa và điều trị được đúng đắn, hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Trị cảm lạnh không dùng thuốc hiệu quả tại nhà
- Bị cảm lạnh nên làm gì?
Câu hỏi làm thế nào khi bị cảm lạnh là thắc mắc của không ít người. Bệnh có thể tự khỏi trong thời gian từ 7-10 ngày đối với người lớn và 10-15 ngày đối với trẻ nhỏ mà không cần phải điều trị y tế. Thế nhưng, để giảm thiểu bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra cho sức khỏe bạn có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp dưới đây:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Thông thường, cơ thể của chúng ta bị mất nước trầm trọng trong quá trình điều trị cảm lạnh. Do đó bạn cần tích cực bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc súp, nướ canh vào cơ thể. Khi này, các thực phẩm giàu vitamin C, kem có vai trò cải thiện hệ miễn dịch và điều trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả.
Thế nhưng, để kết quả được trọn vẹn nhất bạn nên tránh sử dụng đồ uống có ga, cà phê hoặc rươu bia bởi rất có thể chúng sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ
Để cơ thể chúng ta được hồi phục nhanh chóng nhất, điều mà bạn cần làm và không thể bỏ qua đó là nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn thả lỏng cơ thể và ngủ đủ giấc.
- Giúp cổ họng dịu hơn
Biểu hiện đặc trưng của cảm lạnh mà hầu hết bệnh nhân đều gặp phải đó là đau họng. Để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa nguy cơ trở nặng hơn bạn nên xúc miệng thường xuyên với nước ấm, sử dụng kẹo ngậm hoặc thuốc xịt trị viêm họng nhé.
- Tích cực vận động và tập thể dục nhẹ nhàng
Đây là biện pháp điều trị cảm lạnh hiệu quả tại nhà để cơ thể ra mồ hôi và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như hen xuyễn, tim mạch hoặc bệnh lý nội khoa nào đó nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ trước khi vận động nhé.
- Giúp mũi thông thoáng hơn
Bạn có biết, việc xì mũi mạnh có thể gây kích ứng niêm mạc mũi gây nên hiện tượng xoang mũi. Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng khó thở và nghẹt mũi đó là sử dụng thuốc xịt mũi hoặc dung dịch muối sinh lý 0.9% để làm mềm các chất nhày bên trong khoang mũi.
- Duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng
Hãy sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm để không khí không bị khô hanh, vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi và phát triển nhé.
2. Bị cảm lạnh nên ăn gì?
Theo các chuyên gia, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm hỗ trợ điều trị cảm lạnh và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm:
+ Nước chanh pha mật ong nóng
Bằng cách hòa tan 1 thìa mật ong với nước chanh trong ly nước ấm, sử dụng 2 lần mỗi ngày. Lượng nước nóng này sẽ khiến cổ họng bị kích ứng được dịu dần đi, đồng thời chanh giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên có vai trò tiêu diệt virus gây bệnh. Khi kết hợp những nguyên liệu này với nhau sẽ có tác dụng điều trị cảm lạnh hiệu quả.
Tỏi: Cắt nhỏ 2 nhánh tỏi cho vào ly nước ấm, uống mỗi ngày để làm dịu các triệu chứng bệnh. Tỏi có chứa vitamin C, selen và các khoáng chất khác, có khả năng cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
+ Bị cảm lạnh nên uống thuốc gì?
Khi bệnh nhân đã được xác định mắc cảm lạnh, các bác sỹ sẽ căn cứ vào những triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để kê một số loại thuốc trị cảm lạnh như sau:
Thuốc chữa nghẹt mũi: Bao gồm những loại thuốc được sử dụng thông qua đường uống, thuốc xịt thông mũi. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, buồn nôn hoặc rối loạn tiêu hóa.
Thuốc kháng Histamin có vai trò hạn chế tình trạng phù nề đường hô hấp, làm giảm đi các triệu chứng nghẹt mũi và tình trạng kích ứng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ như loạn nhịp tim, đau đầu và buồn nôn…
Thuốc corticosteroid dùng đường thở: Có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh nhưng cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ như rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi,…