Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

U não và những yếu tố nguy cơ không thể bỏ qua?

17.05.2021 16:26 , theo Đại Việt Sport

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh U não hiện chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, lối sống không khoa học và những tác nhân từ môi trường là yếu tố nguy cơ khiến bạn dễ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Vậy, nguyên nhân u não là gì và làm sao để phòng ngừa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [Ẩn]

1. Nguyên nhân u não là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh U não chưa được các nhà khoa học và bác sỹ xác định một cách rõ ràng. Căn bệnh này khá nguy hiểm, có liên quan tới phần hộp sọ và toàn bộ hệ thần kinh quan trọng trong cơ thể người. Do đó, tính mạng của bệnh nhân sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số yếu tố di truyền và các tác nhân gây hại từ môi trường sống cũng làm tăng nguy cơ hình thành các khối  U phát triển bên trong não. Theo đó, các bác sỹ còn xác định việc đột biến ghen từ các tế bào phân chia bất thường còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh U não.

  • Phân loại bệnh u não

Sau khi hiểu rõ nguyên nhân u não, bạn sẽ thắc mắc không biết u não có bao nhiêu loại. Thực tế, bệnh u não có hai loại:

  • U não nguyên phát

Ban đầu, các khối U sẽ hình thành bên trong não hoặc các tế bào mô gần đó như màng não, một số dây thần kinh, tuyến yên…Các khối U này hình thành trong não sảy ra khá phổ biến ở trẻ em từ nhóm 3-12 tuổi và ít sảy ra hơn ở người trưởng thành.

Trên thực tế, có nhiều loại khối U nguyên phát khác nhau bao gồm : Gliomas (khối u phát triển từ các tế bào thần kinh, U thần kinh thính giác, U nguyên bào tủy hoặc u sọ não…

  • U não thứ phát (u não di căn)

Những khối U não di căn thường bắt đầu ở một nơi khác trong cơ thể và lây lan dần tới não. U não di căn phổ biến hơn ở những người có tiền sử bị Ung thư trước đó.

2. Nguyên nhân của U não di căn?

Bất kì một khối U nào trên cơ thể cũng có thể di căn tới não, điển hình là ung thư vú. Ung thư thận, ung thư ruột kết, ung thư da…

  • Các yếu tố nguy cơ

+ Di truyền

Có khoảng 5-10% nguyên nhân u não là do di truyền. Bệnh sảy ra phổ biến ở những người có tiền sử U não.

+ Tuổi tác

Thông thường, nguy cơ bệnh U não sẽ tăng dần lên nếu tuổi tác ngày một cao. Bệnh lý này sảy ra chủ yếu ở những người từ 65 tuổi trở lên.

+ Tiếp xúc với tia bức xạ: Đa số những đối tượng từng xạ trị hoặc tiếp xúc gần với bức xạ ion hóa sẽ có nguy cơ khiến các khối U não dần phát triển.

+ Phơi nhiễm hóa chất

Việc tiếp xúc với một số hóa chất hoặc dung môi công nghiệp thường xuyên điển hình là hóa chất trong ngành lọc dầu mỏ hoặc sản xuất thuốc, khiến chúng ta có nguy cơ bị U não cao hơn những đối tượng khác.

3. Cần làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh u não?

+ Khám sức khỏe định kì

Bằng cách khám sức khỏe định kì ít nhất 06 tháng mỗi lần và tầm soát ung thư nếu bạn nằm trong đối tượng có yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa tình trạng mắc U não.

+ Thư giãn và giảm căng thẳng

Sau những giây phút học tập và làm việc căng thẳng bạn cần dành thời gian tập thể dục thể thao và rèn luyện thói quen nghe nhạc, đọc sách tránh căng thẳng thần kinh… Việc này có vai trò giảm thiểu nguyên nhân gây U não.

+ Ăn uống khoa học

Khi duy trì chế độ ăn uống khoa học bằng thực phẩm lành mạnh, có lượng khoáng chất và vitamin, các chất xơ dồi dào sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa bệnh U não hiệu quả.

+ Tránh xa môi trường bị ô nhiễm

Hãy tránh xa môi trường ô nhiễm hoặc chứa các hóa chất độc hại, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại nơi ở của mình bạn nhé.

Để giúp bạn dễ ghi nhớ hơn những thông tin hữu ích trên đây, mời bạn tham khảo bài Infographic dưới đây:

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi gặp bất kỳ triệu chứng u não nào sau đây:

+ Co giật

+ Yếu, tê liệt hoặc ngứa ran tay chân

+ Gặp vấn đề về thị lực, thính lực không giải thích được

+ Khó khăn trong nói năng

+ Thay đổi về tính cách và tâm trạng

Nếu bạn cảm thấy mình gặp phải một số triệu chứng nào mà chúng tôi liệt kê ở bên trên hãy nhanh chóng tới các bác sỹ để được xác định, chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân điều trị sớm. Trong một số trường hợp, việc chuẩn đoán sớm có vai trò nâng cao tiên lượng và tăng thêm hy vọng cứu sống bệnh nhân và điều trị dứt hẳn khối u trong não.

Bình luận/hỏi đáp

Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi hợp lý?

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi hợp lý?

12/05/2021

Có khá nhiều khách hàng thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi. Để cha mẹ ...

Bật mí thực phẩm cực tốt cho trẻ bị sốt?

Bật mí thực phẩm cực tốt cho trẻ bị sốt?

11/05/2021

Có khá nhiều phụ huynh thắc mắc không biết lựa chọn thực phẩm nào cho trẻ khi ...

Biện pháp trị cảm lạnh an toàn không nên bỏ qua?

Biện pháp trị cảm lạnh an toàn không nên bỏ qua?

08/05/2021

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua cảm giác bị cảm lạnh ít nhất ...

Sự nguy hiểm của thuốc lá tới sức khỏe con người?

Sự nguy hiểm của thuốc lá tới sức khỏe con người?

07/05/2021

Có một thực tế không thể phủ định được rằng, hút thuốc lá là nguyên nhân chủ ...

Giảm nguy cơ bệnh đau thắt lưng không khó?

Giảm nguy cơ bệnh đau thắt lưng không khó?

06/05/2021

Hiện nay, tình trạng đau thắt vùng lưng ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và tâm ...

Bật mí thực phẩm giảm cân đơn giản, hiệu quả?

Bật mí thực phẩm giảm cân đơn giản, hiệu quả?

05/05/2021

Bạn có biết, lựa chọn thực phẩm giảm cân và xây dựng cho mình một chế đô ăn ...

Uống nhiều cà phê có làm răng bị ố vàng?

Uống nhiều cà phê có làm răng bị ố vàng?

04/05/2021

Hiện nay, tình trạng răng bị ố vàng do uống trà hoặc cà phê là nỗi lo lắng của ...

Giảm nguy cơ đau thắt lưng thế nào cho đúng?

Giảm nguy cơ đau thắt lưng thế nào cho đúng?

24/04/2021

Đau thắt lưng là tình trạng thường gặp ở nhiều người, ảnh hưởng không tốt tới ...

Bật mí thói quen giúp bạn kéo dài tuổi thọ?

Bật mí thói quen giúp bạn kéo dài tuổi thọ?

24/04/2021

Có một thực tế cho thấy rằng, nhiều người mặc định yếu tố quyết định tuổi thọ ...

Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...