Mục lục [Ẩn]
1. Truyền nước biển là gì?
Theo các chuyên gia, truyền nước biển là cụm từ dùng để chỉ ra việc tiêm truyền nhỏ giọt dung dịch có chứa muối và các chất điện giải vào bên trong cơ thể. Mục đích của việc làm này là để cải thiện sức khỏe và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân.
Thế nhưng, trên thị trường hiện nay có hơn 20 loại nước biểu và nhiều dịch truyền khác nhau, chúng được phân chia làm 03 nhóm cơ bản bao gồm:
+ Nhóm dịch truyền cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể
Các loại dịch truyền phổ biến thuộc nhóm này bao gồm đường, dung dịch chứa chất béo, đạm hoặc vitamin: alversin 40, amino – plasmal 5%, amigolg 8,5%, lipofundin, nutrisol 5%, vitaplex, clinoleic…). Nhóm này thích hợp sử dụng cho những người bị suy dinh dưỡng, bệnh nhân sau phẫu thuật và những người không thể ăn uống bằng đường miệng được…
+ Nhóm dịch truyền cung cấp nước và các chất điện giải cho cơ thể
Nhóm này dùng trong một số trường hợp bị mất nước và mất máu do tiêu chảy, ói mửa hoặc do ngộ độc thực phẩm… một số sản phẩm truyền thuộc nhóm này chủ yếu bao gồm lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%, natri clorua 0,9%…
+ Nhóm dịch truyền đặc biệt
Theo các chuyên gia, dịch truyền đặc biệt là nhóm dung dịch có vai trò bù nhanh lượng albumin hoặc dù dịch tuần hoàn trong cơ thể. Chúng bao gồm các dung dịch có chứa albumin gelofusin, dung dịch cao phân tử, dung dịch haes – steril …
2. Có nên truyền nước biển tại nhà không?
Với những lợi ích mà truyền muối biển mang lại cho sức khỏe, có không ít người vẫn chọn truyền nước biển như một giải pháp nhằm khôi phục thể trang khi cơ thể bị suy nhược. Thế nhưng, không phải những trường hợp nào bị thiếu ngủ, kém ăn cũng cần thực hiện.
Để xác định có nên truyền nước biển hay không chúng ta cần tiến hành xét nghiệm máu và một số bước cần thiết nhằm kiểm tra sức khỏe. Trường hợp kết quả đo được thấp hơn mức bình thường, các bác sỹ sẽ chỉ định cho bệnh nhân truyền nước biển.
Đồng thời, nếu cơ thể bị mất nước nhưng vẫn ăn uống được, bệnh nhân không cần thiết phải truyền dịch. Thay thế vào đó, bạn có thể bù nước thông qua đường uống sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Cụ thể đó là uống một thìa cà phê đường tương đương với việc truyền một chai glucose 5%, hay húp một bát canh nhạt cũng tương đương với truyền một chai dung dịch muối 9%
Việc truyền muối biển chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, quá trình truyền dịch cũng cần tuan thủ tuyệt đối các quy định về liều lượng, tốc độ và địa điểm truyền dịch.
Vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua dịch truyền từ quầy thuốc hoặc sử dụng các dịch vụ truyền nước biển tại nhà. Không lạm dụng dịch truyền bởi rất có thể sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng và sức khỏe của chúng ta.
3. Những rủi ro khi truyền nước biển
Bạn có biết, quá trình truyền nước biển luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định, bởi kĩ thuật này cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ nhân lực và vật lực trong việc xử lý tai biến. Một số biến chứng của người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
+ Phản ứng tại vị trí truyền dịch
Thông thường, vùng da tiếp xúc với mũi tiêm sẽ bị sưng phù và đau. Trong nhiều trường hợp nặng hơn người bệnh có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch nhất là truyền các loại nước biển ưu trương. Ở một số trường hợp nặng hơn có thể bị hoại tử một phần cơ do lệch ven.
+ Phản ứng toàn thân
Quá trình truyền các loại dung dịch không phù hợp hoặc truyền với liều lượng không cân xứng có thể làm cơ thể bị dị ứng, rối loạn điện giải hoặc phù toàn thân, suy hô hấp tim, tran dịch màng bụng. Nghiêm trọng hơn có thể là sốc phản vệ - đây là tình trạng đặc biệt nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của chúng ta.
Biểu hiện của sốc phản vệ là sốt cao hoặc rét run, đổ mồ hôi, khó thở, toàn thân tím tái bồn chồn.. khi này bệnh nhân cần được đưa ngay tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Ngoài ra, việc truyền dịch bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan B, C do các dụng cụ không được vô trùng đúng cách.
4. Truyền nước biển có mập không?
Đây là thắc mắc của khá nhiều người, họ cho rằng nước biển sẽ làm chúng ta tăng cân bởi trong dịch truyền có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, trên thực tế chưa có bằng chứng nào cho thấy việc truyền dịch có vai trò cải thiện cân nặng cho những người gầy cả
Đồng thời, truyền dịch còn được thực hiện trong trường hợp cần thiết và phải tuân thủ những nguyên tắc an toàn. Những người không thiếu hụt các chất dinh dưỡng, điện giải và không nên tự ý truyền nước biển.