Mục lục [Ẩn]
1. Vài nét cơ bản về độc tố môi trường?
Mỗi ngày chúng ta thường hấp thu một lượng độc tố khá lớn từ môi trường thông qua nhiều cách khác nhau như:
+ Hít thở
+ Hấp thụ qua da
+ Ăn uống
+ Tiêm chích
Bên cạnh đó, nguồn gốc phơi nhiễm thường có thể tìm thấy trong:
+ Một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp
+ Thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ
+ Nấm hoặc nấm mốc
+ Chất bảo quản hoặc chất chống cháy
+ Nhựa và một số dụng cụ nấu ăn
+ Nhiên liệu hóa dầu và dung môi
Khi nghiên cứu về điều này, nhóm công tác môi trường đã đưa ra kết luận rằng một người có nguy cơ chứa đếm 90 loại độc tố trong máu và bên trong nước tiểu. Đồng thời, nhiều nghiên cứu khác còn tìm thấy hơn 200 loại độc tố khác nhau bên trong cuống rốn của 10 trẻ sơ sinh.
Do đó, bạn có thể dễ dàng hình dung ta được độc tố từ môi trường xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. Thế nhưng, bạn đã nắm được mức độ nghiêm trọng của tình trạng phơi nhiễm này chưa? Liệu việc phơi nhiễm này có ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng phát sinh. Tham khảo ngay thông tin dưới đây của chúng tôi nhé.
2. Phơi nhiễm độc tố ở mức thấp có gây hại?
Trong nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trước đây, họ nhận thấy rằng việc đánh giá khả năng phản ứng lại các độc tố từ môi trường đều như nhau, bất kể các yếu tố như:
+ Thai nhi
+ Trẻ nhỏ
+ Trẻ vị thành niên (đang trong giai đoạn dậy thì)
+ Người mắc bệnh mãn tính
Thế nhưng, kết luận này không hoàn toàn chính xác bởi những yếu tố đã được liệt kê cho thấy rằng cơ thể phản ứng với độc tố phụ thuộc vào nồng độ những chất gây hại được tích tụ bên trong cơ thể.
Bởi những lý do trên mà nhiền nghiên cứu trước đây sẽ kiểm tra liều lượng của độc tính. Trên thực tế, độc tố với liều lượng thấp có khả năng gây ra nhiều dấu hiệu không quá rõ ràng như nhiễm độc và rối loạn nội tiết. Ví dụ về độc tố từ môi trường gây rối loạn nội tiết.
Trường hợp đặc biệt bạn cần lưu ý tới các chất gây rối loạn nội tiết và được can thiệp vào hệ thống nội tiết trong cơ thể, chúng có thể gây ra một số tình trạng mất cân bằng hormone và phát sinh ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Bisphenol A (BPA) là ví dụ điển hình nhất của các tác nhân gây rối loạn tuyến nội tiết. Một số hợp chất có mối nguy cơ tương tự có thể kể đến gồm dioxin và một số loại thuốc trừ sâu.
Khi bisphenol A được phát hiện trong cơ thể của bệnh nhân, kết quả cho thấy sẽ được biểu hiện trên đơn vị là ng/ml. Đồng thời, hàm lượng estrogen trong máu ở phụ nữ trẻ tuổi thường thấp hơn 100 lần.
Do đó, dù là tồn tại với liều lượng thấp nhưng lượng độc tố này vẫn có nhiều tác động tới sức khỏe của bạn. Ngoài ra, cơ thể cũng phản ứng với một số độc tố ở những liều lượng khác nhau.
Bạn cần lưu tâm và để ý tới một số vấn đề liên quan tới liều lượng của độc tố từ môi trường bên ngoài. Đối với một số hợp chất, những triệu chứng mà cơ thể bộc lộ với liều lượng cao cũng không hoàn toàn giống với lượng độc tố vừa tích tụ bên trong cơ thể.
Chính vì những điều này mà chúng ta có thể khẳng định được rằng, đây là nguyên nhân vì sao các nghiên cứu truyền thống cần được thay thế, sửa đổi nếu chúng đã lỗi thời.
- Mức độ đáp ứng của cơ thể đối với độc tố
Qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm của các chuyên gia, một số yếu tố đóng vai trò quan trọng nhằm xác định độc tố của một người bao gồm:
+ Mức độ phơi nhiễm
+ Thời gian phơi nhiễm
+ Tần suất phơi nhiễm
+ Mối quan hệ cộng hưởng (nhiều loại hợp chất cùng tạo nên độc tính)
Trên thực tế, cơ thể có khả năng giảm bớt độc tố bằng cách đào thải và thanh lọc tự nhiên. Trong đó, gan là cơ quan chủ chốt đảm nhiệm công việc này.
Các nhà khoa học cũng phân chia quá trình khử độc ở gan thành 03 giai đoạn, bao gồm:
+ Giai đoạn 1: Gan bắt đầu xử lý lượng độc tố thông qua phản ứng oxy hóa và khử thủy phân.
+ Giai đoạn 2: Gan tiếp tục xử lý các sản phẩm có tính độc tố và hợp chất có khả năng tan trong nước để chúng bài tiết ra bên ngoài theo đường tiểu hoặc toát mồ hôi.
+ Giai đoạn 3: protein ở màng tế bào kiểm soát việc loại bỏ các sản phẩm đã qua xử lý.
ở một số trường hợp, các sản phẩm ở cuối giai đoạn 1 có thể mang độc tính cao hơn so với sản phẩm gốc. Do đó, giai đoạn 2 sẽ không diễn ra đúng quy trình bởi một số nguyên nhân như thiếu dinh dưỡng và một số bệnh về gan… những sản phẩm trên sẽ tiếp tục tích tụ bên trong cơ thể và ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.