Mục lục [Ẩn]
1. Xăm môi có được ăn thịt vịt không?
Thịt vịt được liệt kê vào danh sách nhóm gia cầm, có tính hàn nên sau khi xăm môi phụ nữ cần hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. Bên cạnh đó, trong thịt vịt còn có chứa nhiều dưỡng chất ảnh hưởng tới màu mực trên môi, có thể tạo ra các vệt loang lổ không đều màu.
Sau khi xăm môi cũng cần có thời gian để phục hồi nên khi chúng ta ăn thịt vịt sẽ làm ngứa, sưng đau và chậm quá trình lành da. Với hàm lượng protein trong thịt vịt cao, việc tiêu thụ thực phẩm này sẽ làm quá trình lên da non vào có sẹo lồi.
Chính vì thế, sau khi xăm môi bạn cần kiêng ăn thịt vịt trong vòng 2 tuần đầu và tránh không nên ăn những thực phẩm như trứng, hải sản, thịt bò… việc này sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình phục hồi của vết thương.
2. Ăn thịt vịt có để lại sẹo không?
Các bác sỹ khuyến nghị, các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc đang có các vết thương hở, vết thương đang lành hoặc đang lên da non nên kiêng ăn thịt vịt. Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể và tế bào giúp vết thương mau lành hơn. Thế nhưng, thịt vịt lại khiến lượng tế bào này sàn sinh quá nhiều gây nên tình trạng đùn đẩy và hình thành sẹo lồi, thô cứng trên da.
Khi này bạn nên kiêng thịt vịt cho tới khi vết thương lành hoàn toàn và không ảnh hưởng tới quá trình phục hồi da.
3. Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
Theo các chuyên gia, thịt vịt được đánh giá là một trong những loại thịt trắng có hàm lượng protein khá cao, tương đương với hàm lượng trong thịt bò. Tuy nhiên, chúng lại có lượng cholesterl thấp hơn, cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Ngoài giá trị dinh dưỡng ở bên trên, thịt vịt còn là nguồn chất béo lành mạnh giúp tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng bao gồm sắt. selen và niacin. Theo giải thích của Đông Y, tác dụng của thịt vịt còn được tận dụng trong việc hồi phục sức khỏe khi cơ thể suy nhược, sản phụ thiếu sữa, táo bón, đổ mồ hôi trộm, da và tóc khô….
- Thịt vịt bao nhiêu calo?
Thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thịt gà. Trong 100g thịt gà chứa 199 calo, 4,3g chất béo, 20,3g protein. Trong khi đó, 100g thịt vịt có hàm lượng dinh dưỡng sau:
+ Năng lượng: 267calo
+ Natri: 89mg
+ Chất đạm” 23,5g
+ Chất béo: 7,3g
Thông thường, các chất béo trong thịt vịt nằm chủ yếu ở phần thịt và da. Thế nhưng, lượng chất béo này sẽ thay đổi đáng kể phụ thuộc vào cách mà bạn chế biến. Xét về các chất béo bão hòa, trong mỡ thịt vịt có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe hơn là mỡ, bơ hoặc mỡ bò.
- Cách bảo quản
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA khuyến nghị, thịt vịt nên được nấu chín trước khi sử dụng. Nếu bạn chế biến mỡ vịt trước tiên hãy lọc qua vải thưa rồi để trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 06 tháng, trong ngăn đá thì có thể bảo quản tới 1 năm.
Việc bảo quản thịt vịt tươi sống ở nhiệt độ 2 độ C với ngăn mát và -25 độ C với ngăn đá, từ 1-4 ngày với ngăn mát và vài tháng với ngăn đá. Do đó, để bảo quản thịt vịt tốt nhất bạn cần đóng gói rồi bảo quản thật kĩ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào thịt. Bạn cũng có thể sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc, đựng bên trong hộp kín nhé.
Cho dù là thực phẩm bổ dưỡng, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau nhưng khi thịt vịt cũng sẽ gây nên một số phản ứng phụ đối với từng đối tượng nhất định. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên ăn thịt vịt khi đang xăm môi hoặc có vết thương hở.
Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của thịt vịt và khai thác tối ưu nguồn giá trị dinh dưỡng trong loại thực phẩm này.