Theo các chuyên gia, giai đoạn sơ sinh là thời điểm quan trọng nhất để bé phát triển toàn diện. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố then chốt ảnh hưởng tới trọng lượng, sức khỏe, hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chính vì điều này mà nhiều bậc phụ huynh thắc mắc nên cho bé ăn gì và chế độ dinh dưỡng thế nào là hợp lý để bé tăng cân vù vù?
Mục lục [Ẩn]
1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé dưới 6 tháng
Có một thực tế cho thấy, sữa mẹ là thức uống quan trọng nhất cho bé dưới 06 tháng tuổi, thành phần chủ yếu bao gồm các kháng thể, kháng khuẩn cùng nhiều enzym, axit béo nhằm cải thiện chiều cao và hoàn thiện sự phát triển não bộ. Do đó, việc chăm con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp bé phát triển toàn diện và tăng trưởng tốt nhất. Bảo vệ bé khỏi các bệnh như nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc hô hấp…
+ Trẻ từ 0-3 tháng: Cần bú khoảng 500 – 900ml/ngày
+ Trẻ từ 4-6 tháng: Cần bú khoảng 800 – 1.150ml/ngày
Việc cho bé bú có thể không đơn giản, nhất là với những mẹ bỉm ít sữa, không có sữa hoặc gặp một số vấn đề về sức khỏe không thể cho bé bú được. Khi này, mẹ có thể kích thích sữa về bằng cách massage ngực hoặc vắt sữa theo cữ…
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo mẹ nên bổ sung vitamin D 400IU hàng ngày cho trẻ sơ sinh bú mẹ cho đến khi bé được 1 tuổi. Với bé dùng sữa công thức, nếu bé có thể bú hết 800ml mỗi ngày thì bạn có thể ngừng bổ sung vitamin D.
Tuy nhiên, sữa mẹ không có nhiều sắt, lượng sắt mà cơ thể bé dự trữ còn trong bụng mẹ sẽ tồn tại cho tới khi bé được sáu tháng tuổi. Vì thế, mẹ không cần bổ sung sắt vào chế độ dinh dưỡng cho bé của mình.
- Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
Đây là thắc mắc phổ biến của nhiều bà mẹ. Thông thường, mẹ sẽ không cần phải cho bé uống nước bởi trong sữa mẹ đã có đầy đủ nước cần thiết, đáp ứng hoàn toàn nhu cầu mà bé cần. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị mất nước do tiêu chảy, sốt hoặc nôn… cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ về biện pháp bù nước cho bé nhé.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn từ 06-12 tháng là giai đoạn bé tập ăn dặm, cha mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm với tư thế ngẩng cao đầu, ngồi thẳng trên ghế và bé có phản xạ nuốt. Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm chính, bạn không nên ngưng cho bé bú để đảm bảo toàn diện dinh dưỡng.
+ Trẻ từ 7-9 tháng: Cần bú khoảng 700 – 1000ml/ngày
+ Trẻ từ 10-12 tháng: Cần bú khoảng 500 – 900ml/ngày
Trong chế độ dinh dưỡng cho bé, bạn cần chú ý cung cấp đủ:
+ Chất béo: Đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều chất béo nhất là các chất béo bão hòa, không bão hòa đơn và các chất béo omega-3. Đặc biệt, chất béo Omega3 vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mắt, não và hệ thần kinh của bé.
+ Sắt: Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần có sắt để phát triển hệ thần kinh, kĩ năng vận động. Do đó, cha mẹ nên bổ sung sắt vào chế độ dinh dưỡng cho bé trong khoảng 06 tháng tuổi.
+ Kẽm và vitamin B12: Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi ăn thuần chay có thể cần bổ sung kẽm và vitamin B12 .
Một số loại thực phẩm ăn dặm được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ:
+ Gạo: Bột gạo với sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn dĩ là thức ăn dặm mà nhiều bà mẹ lựa chọn, bởi nguy cơ gây dị ứng thấp, an toàn cho sức khỏe.
+ Rau củ quả vốn giàu chất dinh dưỡng và ít ngọt. Bạn có thể nấu cháo bí đỏ ăn dặm cho bé, cháo khoai lang hoặc cháo mồng tơi….
+ Trái cây: Hãy cho bé ăn trái cây sau khi bé đã làm quen với rau củ quả. Đồng thời, bé chưa có khả năng tiêu hóa đường Frucose hiệu quả cha mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa phải, tránh các loại trái cây giàu chất xơ.
Bạn có thể thêm 4 loại thực phẩm trên vào chế độ dinh dưỡng cho bé theo khẩu phần sau:
+ Ngũ cốc: ¼ – ½ cốc ngũ cốc hỗn hợp.
+ Trái cây: ¼ – ½ cốc xay nhuyễn.
+ Nước ép: ¼ – ½ cốc
+ Các loại thịt, đậu, bơ đậu phộng: 1 đến 2 muỗng canh xay nhuyễn.
+ Sữa chua nguyên chất: 1 đến 2 muỗng canh (chỉ nên cho bé ăn khi đạt 6 tháng tuổi).