Đa số với những người đi làm, các cơn đau khớp làm giảm năng suất làm việc và tinh thần. Để giải quyết nỗi lo âu này, bạn cần phải biết rõ nguyên nhân tái phát bệnh để điều trị nhanh chóng và phòng tránh về sau.
Mục lục [Ẩn]
1. Nguyên nhân gây đau nhức khớp sau dịp Tết
- Thời tiết thất thường
Tại Miền Bắc, mỗi dịp tết đến xuân về thường có nền nhiệt độ khá thấp. Những cơn gió buốt mang theo độ ẩm cao, thoảng phảng phất thêm chút mưa xuân khiến không khí lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, chúng gây ra hiện tượng kém lưu thông máu, tái phát các cơn đau nhức và hiện tượng sưng tê ở các khớp.
Ở Miền Nam, đặc trưng thời tiết là nóng ẩm kéo dài. Trong những ngày tết nguyên đán thời tiết đột ngột chuyển lạnh sẽ làm cơ thể khó thích ứng kịp, tạo điều kiện cho các cơn đau nhức hoành hành. Đồng thời, trời lạnh còn làm dịch khớp đặc quánh lại gây ra các cơn cứng khớp và mỏi khớp.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Tết là dịp tất cả chúng ta thư giãn, vui chơi với những bữa tiệc nhỏ cùng người thân, bạn bè. Trong thời điểm này, chúng ta thường có tâm lý ăn uống tự do, thoải mái, không kiêng cữ như ngày thường nữa.
Tuy nhiên, điều này không hề tốt nhất là những người mắc bệnh đau khớp. Nếu tiêu thụ quá nhiều rượu bia, thịt mỡ hoặc đồ chiên nướng… chúng ta có thể dễ dàng bị tăng cân, tăng mỡ máu và gây áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối và hông.
- Không có chế độ tập luyện phù hợp
Tiết trời se lạnh sẽ khiến cơ thể bạn trở nên lười biếng hơn. Bạn ngại ra đường, bắt đầu lười vận động và bỏ qua các buổi tập luyện để tăng cường sức khỏe.
Xu hướng này ngày càng kéo dài hơn trong dịp tết nguyên đán. Bởi chúng ta thường có suy nghĩ rằng sau tết sẽ tập luyện bù trở lại, riêng ngày tết là phải xả hơi. Điều này đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là các khớp kém linh hoạt, bị khô và cơn đau khớp được đà phát triển mạnh mẽ.
Cho dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa. chúng ta cũng cần phòng ngừa và nắm rõ cách điều trị những cơn đau nhức xương khớp, bởi nếu không rất có thể một ngày nào đó chúng sẽ quay trở lại với bạn dữ dội hơn đấy nhé.
2. Cách trị dứt các cơn đau nhức khớp sau Tết
- Sử dụng thuốc giảm đau
Theo các bác sỹ chuyên khoa, thông thường nếu cơn đau nhức khớp tái phát người bệnh sẽ đến các hiệu thuốc tây để tìm mua thuốc giảm đau. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất đó là paracetamol.
Thế nhưng, với các cơn đau kéo dài và dữ dội bạn cần tới ngay các cơ sở y tế để được chuẩn đoán tình trạng bệnh. Các bác sỹ có thể kê cho bạn những loại thuốc giảm đau, chống viêm thích hợp.
Các loại thuốc giảm đau có chứa codein giúp bạn chấm dứt các cơn đau nhanh chóng nhưng chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.
- Phương pháp châm cứu
Ngoài Tây Y, theo y học cổ truyền cơ thể nếu bị nhiễm lạnh sẽ khiến khí huyết ứ đọng và gây tắc nghẽn tới các khớp bị viêm đau. Việc châm cứu có vai trò tán hàn, giúp khí huyết lưu thông trở lại và làm giảm cơn đau mà không có tác dụng phụ nào cả.
Thế nhưng, để có kết quả tốt nhất bạn cần châm cứu đều đặn và thường xuyên cho tới khi tình trạng thuyên giảm. Thông thường, mỗi lần châm cứu chỉ mất khoảng 15 – 30 phút lưu kim.
- Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp
Bên cạnh các phương pháp trên, nếu điều trị không có tiến triển bạn có thể kết hợp vật lý trị liệu với phương pháp sóng xung kích và tia lazer cường độ cao. Đây là phương pháp điều trị trong thời gian ngắn với ưu điểm không cần dùng thuốc hỗ trợ.
Cho dù bạn chọn điều trị bằng phương pháp đau nhức xương khớp sau mùa tết nào đi chăng nữa, khi thấy bất kì dấu hiệu nào của bệnh, nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Để tình trạng này không lặp lại bạn nên rút kinh nghiệm cho mùa tết kế cận nhé. Nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, hãy giữ ấm cơ thể thường xuyên, chú trọng vào chế độ ăn uống và giữ ý thức rèn luyện cơ thể thường xuyên nhé.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui!