Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau tai biến mạch máu não

22.01.2019 18:01 , theo Đại Việt Sport

Tai biến mạch máu não là bệnh để lại nhiều di chứng, thậm chí nếu không được cấp cứu kịp thời còn khiến cho người bệnh bị tủ vong. Những người sau tai biến cần chịu nhiều di chứng để lại, việc này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến họ phải lệ thuộc hoàn toàn vào người thân. Chính vì thế cho nên việc phục hồi rất quan trọng .

Lưu ý khi chăm sóc người tai biến tại nhà

Sau khi bị tai biến, người bệnh cần có sự hỗ trợ từ người nhà rất nhiều. Những bệnh nhân sau tai biến hầu như thường phải lệ thuộc vào mọi thứ nhưng nếu được phục hồi chức năng thì người bệnh vẫn có thể tự đi lại được, tự phục vụ được và không cần lệ thuộc.

Việc bạn chăm sóc người bệnh tại nhà cũng hết sức quan trọng, nó góp phần giúp người bệnh được phục hồi sớm hơn. Để người bệnh phục hồi sớm thì người nhà cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Bố trí giường nằm trong nhà

Vị trí nằm rất quan trọng đối với người bệnh. Sau khi ở viện về, cần để cho người bệnh nằm ở những chỗ thoáng mát vào mùa hè, mùa đông cần ở chỗ kín gió để không bị gió lùa vào. Ở giường bạn hãy chuẩn bị một chiếc đệm hơi hoặc nước để để phòng những bệnh nhân bị nặng quá nằm nhiều sẽ bị loét.

Giường không nên kê quá cao hay quá thấp bởi vì nếu bạn kê không đúng thì sẽ gây khó khăn, bất tiện cho việc chăm sóc. Chính vì thế, trước khi đưa người bệnh về nhà chăm sóc thì hãy nghĩ đến vấn đề này.

Với những bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê sâu hoặc không ý thực được hành động của mình thì nên kê hai thanh chắn hai bên để đề phòng không bị ngã. 

Chú ý để người bệnh nằm phía bên liệt quay ra ngoài về phía các vật dụng sinh hoạt để tạo điều kiện cho bệnh nhân cố gắng sử dụng bên liệt.

 

 

Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập luyện nhanh phục hồi chức năng như : thanh song song làm bằng tre hoặc gỗ được cố định vững chắc, cây chống bốn chân, nạng nách, gậy chống có đầu bịt cao su để chống trơn trượt, giày dép đi trong nhà không trơn.

Người nhà có thể mua các thiết bị phục hồi chức năng cho người bệnh sử dụng. Một số thiết bị phục hồi chức năng bạn có thể tham khảo tại đây:

http://thethaodaiviet.com/c67-b0-thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang.html

Sử dụng máy đo huyết áp thường xuyên

Với những trường hợp người bị tai biến bạn cần phải đo huyết áp thường xuyên để đảm bảo người bệnh vẫn đang trong vùng an toàn.

Huyết áp bình thường cần duy trì là: Huyết áp tâm thu 90 – 140mmHg, huyết áp tâm trương 60-90mmHg.

Nếu thấy huyết áp tâm thu trên 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg là tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu dưới 90mmHg là huyết áp thấp.

Nếu đo huyết áp mà có biểu hiện bất thường, tăng quá mức hoặc sụt giảm quá mức thì cần báo ngay với y bác sĩ, nhờ sự trợ giúp từ các y bác sĩ để điều chỉnh lại mức độ bình thường.

Lưu ý :

Cần đo huyết áp sau khi bệnh nhân nằm nghỉ ít nhất 15 phút, không đo khi bệnh nhân mới vận động chưa nghỉ ngơi.

Theo dõi hô hấp

 

 

Với những người bị tai biến thì cần phải quan tâm đến nhịp thở. Chú ý tiếng thở phải êm, đều, nếu thở nhanh, thở gấp, thở chậm hay thở khò khè với những biểu hiện của bệnh lý hô hấp.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện bất thường thì cần để bác sĩ thăm khám , điều trị triệt để để không xảy ra vấn đề nguy hiểm dẫn tới tử vong.

Về chế độ ăn uống

Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến chế độ ăn uống của người bệnh. Với những người bị tai biến mạch máu não, họ chưa ý thức được nhiều nên khi ăn dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Hãy cho bệnh nhân ăn  cháo, sữa, nước hoa quả tươi... 

Bệnh nhân cần được ăn nhiều rau xanh để phòng chống bệnh táo bón. Kiêng cho bệnh nhân ăn các loại chất béo, nhiều dầu mỡ hay các chất kích thích.

Lưu ý, khi cho người bệnh ăn cần cho ăn từng chút một, không được vội vàng sẽ khiến bệnh nhân dễ bị sặc, nghẹn bởi người tai biến thường bị liệt dây thanh âm, các cơ quan vùng hầu họng.

 

 

Thâm  chí, có nhiều người tai biến phải nuôi ăn qua ống thông mũi, dạ dày, chia đều lượng thực phẩm và cho ăn ít nhất 5 bữa ăn/ngày.

Cần chia khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2 đến 3 giờ tùy theo số lượng mỗi lần ăn. Nếu người bệnh nôn, đầy bụng phải giảm khối lượng bữa ăn, giảm tốc độ khi cho ăn.

 

 

 

Bình luận/hỏi đáp

1 bình luận
Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...