Mục lục [Ẩn]
1. Bệnh cúm
Theo các chuyên gia, cúm là bệnh lý có nguồn gốc do virus, thường gây sốt cao từ 5-7 ngày khiến cơ thể mệt mỏi, đau cơ và sổ mũi. Bệnh hô hấp này còn có biến chứng nguy hiểm như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn thứ phát. Có thể nguy hiểm hơn là tử vong, vì vậy trẻ em khi bị cảm cúm thường sốt cao hơn so với người lớn, với những triệu chứng nặng nề.
2. Cảm lạnh thông thường
Tình trạng cảm cúm thông thường còn có tên gọi khác là nhiễm trùng đường hô hấp trên, có nguyên nhân do virus. Đây là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, hầu hết các bé sẽ bị cảm lạnh ở độ tuổi từ 6-8 lần mỗi năm. Các triệu chứng thường thấy bao gồm:
+ Sổ mũi
+ Đau họng
+ Ho
+ Hắt hơi
+ Nhức đầu và đau nhức cơ thể
Thông thường, các triệu chứng cảm lạnh ở người lớn và trẻ em là giống nhau, các bé có thể bị sốt nhẹ. Cảm lạnh thường ít nghiêm trọng hơn cảm cúm, có nguy cơ dẫn tới bệnh viêm phổi thứ phát hơn.
3. Hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh về phổi có thể tiến triển rất nặng nếu ba mẹ không chú ý chữa trị sớm cho con. Bệnh này có thể dẫn đến các tình trạng như:
+ Ho
+ Tức ngực hoặc nặng ngực
+ Thở gấp hoặc khó thở
+ Thở khò khè hoặc thở rít
4. Viêm xoang
Ngoài các bệnh lý trên bệnh viêm xong còn có tên gọi khác là nhiễm trung xoang – đây là bệnh hô hấp ở trẻ em, sảy ra khi phần xoang bị viêm hoặc sưng. Việc này khiến dịch tích tụ trong các túi khí sau mũi và mắt dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng. Chứng bệnh này thường đi kèm với bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm có nguyên nhân do dị ứng.
Viêm xoang có thể dẫn đến:
+ Hiện tượng đau nhức ở mặt, lan dần lên mắt và sau mũi
+ Có cảm giác bí thở hoặc khó thở
+ Bệnh nhân bị ho và sổ mũi
+ Có thể kèm theo dịch chảy ở mũi, dịch chả gây viêm họng, hôi miệng và cảm giác buồn nôn.
ở trẻ em khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng kéo dài hơn ở người lớn, bạn có thể sử dụng bình rửa mũi để rửa xoang hoặc mua thêm thuốc giảm viêm nhằm hạn chế các triệu chứng cho bé. Một số bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn, các bác sỹ có thể kê thêm thuốc kháng sinh để cải thiện và điều trị triệu chứng cho bé.
5. Bệnh viêm phế quản
Ngoài các bệnh lý ở bên trên, viêm phế quản còn là tình trạng viêm nhiễm các ống thở lớn bên trong phổi. Bệnh này có nguyên nhân chủ yếu do virus gây ra, có thể phát triển mạnh mẽ khi bé bị cúm hoặc cảm lạnh. Đồng thời, một số triệu chứng thường thấy của chứng viêm phế quản là ho liên tục vài ngày kèm theo một số triệu chứng điển hình như sau:
+ Sổ mũi
+ Đau và tức ngực
+ Sốt và ớn lạnh
+ Cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi
+ Thở khò khè
+ Đau họng.
Đa số các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn và trẻ em khá giống nhau, khi trẻ mắc viêm phế quản sẽ có phản ứng nuốt chất nhày xuống dạ dày chứ không ho ra như người lớn.
Bởi những triệu chứng này mà đôi khi hen xuyễn bị nhầm lẫn với một số triệu chứng khác. Bạn cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc điều trị viêm phế quản sẽ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các tổn thương và triệu chứng.
Những bé bị hen suyễn, dị ứng hoặc viêm xoang mạn tính có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn.
6. Viêm thanh khí phế quản cấp
Bạn có biết, chứng viêm thanh khí phế quản cấp còn có tên gọi khác là croup – bệnh có nguyên nhân do virus gây nên hiện tương sưng khí quản và thanh quản. Các vết sưng này ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của bệnh nhân, tạo ra các tiếng rít thở sâu. Vì thế, giọng của người bị viêm thanh quản cũng khan hơn người bình thường.
Bệnh viêm thanh khí phế quản cấp còn ảnh hưởng không nhỏ tới trẻ em dưới 4 tuổi, biểu hiện đặc trưng là ho khan kèm theo suy hô hấp. Ngoài ra, người lớn cũng dễ mắc bệnh này.
Vì bệnh viêm thanh khí phế quản cấp thường do virus gây ra nên thường được điều trị bằng cách sau:
+ Cho bé nghỉ ngơi
+ Truyền dịch
+ Dùng thuốc chống viêm không kê đơn cũng như thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen.
Bên cạnh những bệnh lý trên, cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ để con thoải mái, dễ thở hơn. Đối với nhưng trường hợp nghiêm trọng, bé có thể dùng steroid để giảm viêm và thở dễ dàng hơn.