Theo các chuyên gia, dạ dày là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Chính vì điều này, khi cơ thể không đảm bảo được sinh hoạt vốn có, căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, cụ thể là quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể, làm giảm sức đề kháng. Nặng hơn là đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thông thường, bệnh nhân mắc phải tình trạng này có biểu hiện ban đầu là những cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị, kèm theo một vài triệu chứng khác như ợ hơi, buồn nôn, chán ăn…Các nguyên nhân đau dạ dày phổ biến có thể bao gồm:
Mục lục [Ẩn]
1. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày là hiện tượng kích ứng đường tiêu hóa gây ra bởi một số tác nhân, trong đó sinh vật có trong thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm hoặc lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra, nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày ruột còn do rotavirus và norovirus, ít phổ biến hơn là vi khuẩn E. coli và salmonella hoặc các loại ký sinh trùng như giardia và cryptosporidium.
2. Hội chứng ruột kích thích
Một nguyên nhân không thể không nhắc tới gây đau dạ dày đó là hội chứng ruột kích thích, hay còn có tên gọi khác là viêm đại tràng co thắt.
Hiện nay, một số nguyên nhân chính xác gây nên hội chứng này vẫn chưa được xách định rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là có liên quan tới bệnh cụ thể là căng thẳng, thực phẩm và hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, do tác dụng phụ khi dùng kháng sinh, do di truyền…
Biểu hiện thường gặp nhất ở những bệnh nhân này là táo bón, đa dạ dày, đôi khi có cảm giác đầy hơi, nhức đầu, nặng bụng hoặc mất ngủ… Các cơn đau thường không có vị trí nhất định, đau dọc theo phần khung đại tràng hoặc đau nhiều hơn sau khi ăn.
Nhiều trường hợp cơn đau diễn ra sau khi ăn thức ăn lạ, do lạnh bụng. Một số bệnh nhân có triệu chứng đau diễn ra trong 1-2 ngày, có trường hợp kéo dài nhiều ngày tới một tháng hoặc có thể là nhiều tháng mới xuất hiện các cơn đau.
3. Trào ngược dạ dày thực quản
Có một thực tế cho rằng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn gây đau nhức ở phần ngực dưới, trên dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu là do vách ngăn cách dạ dày với thực quản bị suy yếu dẫn tới thức ăn từ dạ dày trào ngược lên trên.
Đây là tình trạng phổ biến và là nguyên nhân gây đau dạ dày, buồn nôn và ợ chua. Theo thời gian có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản. Nếu ăn quá nhiều hoặc ăn thực phẩm không phù hợp tình trạng còn có diễn biến xấu đi.
4. Không tiêu hóa thức ăn
Đa phần thức ăn khi nạp vào cơ thể sẽ không tiêu hóa hoàn toàn, đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày. Số thức ăn còn sót lại sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy và giải phóng ra khí, lượng khí sinh ra quá nhiều áp lực lên dạ dày và xuất hiện tình trạng đau. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy nữa.
5. Táo bón cũng là nguyên nhân đau dạ dày
Việc lười vận động và thiếu hụt các chất xơ, chất lỏng trong chế độ ăn uống còn là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều các chất thải trong ruột sẽ làm tăng áp lực lên phần đại tràng khiến bạn có cảm giác bị đày bụng. đau bụng hoặc nặng hơn là nứt kẽ hậu môn.
6. Tác dụng phụ của một số thuốc
Nguyên nhân thường gặp của bệnh đau dạ dày còn do thuốc. Điển hình là các loại thuốc giảm đau có thể gây đau niêm mạc dạ dày, gây sưng, có thể bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có nhiều tác dụng phụ gây ra hiện tượng đau dạ dày như bisphosphonate đường uống (thuốc giúp bảo tồn mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương), thuốc kháng sinh, đặc biệt là những loại có chứa azithromycin. Thuốc gây nghiện và thuốc điều trị huyết áp đôi khi cũng có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đau dạ dày.
7. Viêm loét dạ dày
Ngoài những nguyên nhân ở bên trên, viêm loét dạ dày là nguyên nhân phổ biến – đây là tình trạng niêm mạc da dày bị tổn thương dưới tác động của nhiều yếu tố, chủ yếu là vi khuẩn HP. Hậu quả của việc này là các cơn đau xuất hiện mọi lúc mọi nơi, mức độ từ nặng tới nhẹ.
Do đó, viêm loét dạ dày kéo dài nếu không được điều trị thích hợp có thể gây ra nhiều biến chưng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày.