Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

Bạn đã biết về sức khỏe tuổi dậy thì?

09.03.2021 20:40 , theo Đại Việt Sport

Có thể bạn chưa biết, việc chăm sóc tới sức khỏe phụ nữ trong độ tuổi dậy thì là một trong số những yếu tố vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ, chất lượng và cuộc sống trong tương lai.

Theo các chuyên gia, dậy thì là khoảng thời gian trẻ trải qua hàng loạt sự thay đổi về thể chất, tinh thần đối với chính cơ thể của mình. Để giúp trẻ có thể vượt qua được giai đoan khó khăn này bạn cần dành thêm thời gian để tìm hiểu một số vấn đề sức khỏe, có liên quan mật thiết tới sức khỏe tuổi dậy thì.  Nhờ đó, sức khỏe của bạn sẽ ổn định hơn.

Mục lục [Ẩn]

1. Khi trẻ dậy thì quá sớm hoặc quá muộn

Thông thường, trẻ được coi là dậy thì sớm nếu có một số dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Dậy thì muộn là khi bé gái trong độ tuổi từ 13-14 tuổi, bé trai trên 16 tuổi vẫn chưa xuất hiện một số đặc điểm của tuổi dậy thì.

Do đó, tình trạng dậy thì sớm và dạy thì muộn ở trẻ còn ảnh hưởng tới yếu tố tâm lý, trẻ dễ bị trêu chọc và cảm thấy tự ti về cơ thể của mình. Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bé trai dậy thì sớm hoặc muộn có nguy cơ gặp phải một số vấn đề về tình dục, trong khi đó các bé gái lại dễ bị bắt nạt.

Do đó, nếu bé nhà bạn rơi vào tình huống này, bạn cần: 

Giải thích cho trẻ hiểu rằng, khi trưởng thành chúng ta đều thay đổi. Mỗi người đều trải qua những thời điểm khác nhau và điều này khá bình thường. Bạn hãy chú ý quan sát hành vi, thái độ và cảm xúc của trẻ để có biện pháp can thiệp đúng lúc.

Chú ý cân nhắc việc tìm tới các chuyên gia hỗ trợ nếu cần.

2. Sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì 

Hiện tượng kinh nguyệt trong tuổi dậy thì được đánh giá là mối quan tâm hàng đầu khi nói tới sức khỏe dậy thì ở các bé gái. Đa phần, trẻ có kinh trong lần đầu ở độ tuổi 10-15, trong giai đoạn này kinh nguyệt không đều và phổ biến.

Hơn thế, tình trạng này sẽ kéo dài trong 1-2 năm sau khi có kinh lần đầu tiên. Thế nhưng, nếu trẻ 16 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc có kinh mà bị đau bụng dữ dội cha mẹ nên cho bé đi khám. Ngoài ra, việc cân nặng tăng, giảm quá nhanh, tập thể dục quá mức đều có làm trì hoãn hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. 

Đối với các bé trai, cha mẹ cần chú ý quan sát nhằm phát hiện kịp thời một số điểm bất thường về cơ quan sinh dục như hẹp bao quy đầu, lỗ tiểu có vị trí bất thường, tinh hoàn ẩn. Thay vào đó, cha mẹ thường xuyên nhắc nhở trẻ không nên mặc quần áo quá bó sát hoặc quá chật nhé.

3. Sự thay đổi vòng 1 ở tuổi dậy thì 

Trong độ tuổi dậy thì, ngực con gái cũng dần dần thay đổi, nảy nở hơn. Quá trình này bắt đầu từ tuổi thứ 8-12 với biểu hiện đầu tiên là núm vú nhô dần lên, xuất hiện một số quầng tròn màu hồng.

Sau đó, vòng 1 sẽ tăng dần kích thước, trẻ bị đau ngực thường xuyên. Thông thường, ngực ngừng phát triển vào khoảng 17 – 18 tuổi nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào từng trẻ. 

Đối với các bé trai, tình trạng dạy thì cũng biểu hiện ở việc tăng trưởng mô vú trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì. Triệu chứng thường gặp là tình trạng sưng tấy dưới núm vú và chỉ thấy ở một bên.

Trong độ tuổi này, nhiều bé trai cảm thấy tự ti và xấu hổ. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường bởi trong quá trình phát triển đây là giai đoạn tất yếu ai cũng phải trải qua. Tình trạng này sẽ hết sau 1-2 năm. Bạn cũng có thể đưa trẻ đi khám nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy bất thường.

4. Chiều cao tuổi dậy thì 

Bạn có biết, chiều cao tuổi dậy thì được đánh giá là vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất. Dạy thì là giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao, trung bình mỗi năm trẻ có thể tăng thêm 10cm.

Chính vì điều này mà nhiều cha mẹ khuyến khích trẻ nên ăn uống đủ chất với thực đơn đa dạng, thực phẩm giàu kẽm và phốtpho, nhất là protein. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ tập thể dục nhằm cải thiện chiều cao ở tuổi dậy thì như yoga, bơi lội…

ở mỗi trẻ khác nhau có thể phát triển nhanh hoặc chậm. Thông thường, các bé gái sẽ phát triển nhanh hơn trong 2 năm đầu đời. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ trẻ phát triển quá nhanh hoặc cảm thấy khó chịu bạn có thể đưa trẻ đi khám nhé.

 

Bình luận/hỏi đáp

Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Bác sỹ giải thích về tình trạng ợ hơi liên tục?

Bác sỹ giải thích về tình trạng ợ hơi liên tục?

09/03/2021

Hiện tượng ợ hơi được đánh giá là bình thường nếu tần xuất của nó vừa phải. Thế ...

Điểm mặt bệnh lý hô hấp mẹ không nên bỏ qua?

Điểm mặt bệnh lý hô hấp mẹ không nên bỏ qua?

09/03/2021

Đa số các bệnh lý về đường hô hấp ở trẻ em khá nguy hiểm, cha mẹ cần phòng ngừa ...

Chớ coi thường khi nuốt nước bọt đau?

Chớ coi thường khi nuốt nước bọt đau?

07/03/2021

Bạn có biết, tình trạng dây thần kinh và các cơ trong họng bị kích thích bởi ...

Sự thay đổi của cơ thể khi bị lão hóa?

Sự thay đổi của cơ thể khi bị lão hóa?

28/02/2021

Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu cơ thể bị lão hóa đó là các nếp nhăn, tóc bạc. Thế ...

Có nên sử dụng thuốc giải độc gan? Có hiệu quả không?

Có nên sử dụng thuốc giải độc gan? Có hiệu quả không?

28/02/2021

Hiện nay, có khá nhiều người tự ý mua các sản phẩm giải độc gan, vì chúng ta ...

Chớ nên lạm dụng truyền nước biển?

Chớ nên lạm dụng truyền nước biển?

28/02/2021

Việc tiêm truyền các chất dinh dưỡng vào cơ thể là kĩ thuật y học được áp dụng ...

Những điều bạn chưa biết về độc tố môi trường?

Những điều bạn chưa biết về độc tố môi trường?

28/02/2021

Bạn có biết, độc tố đến từ môi trường hiện diện ở khắp mọi nơi. Chúng ảnh hưởng ...

Bí quyết để con tăng cân vù vù?

Bí quyết để con tăng cân vù vù?

18/02/2021

Có khá nhiều cha mẹ còn bối rối bởi chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0-1 tuổi. Bởi ...

Xóa sổ cơn đau nhức xương khớp sau tết?

Xóa sổ cơn đau nhức xương khớp sau tết?

17/02/2021

Có rất nhiều người gặp phải tình trạng đau nhức khớp dữ dội sau dịp Tết Nguyên ...

Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...