Mục lục [Ẩn]
1. Thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn
Theo các chuyên gia, những bữa ăn có nhiểu đạm thường tạo cảm giác no lâu hơn so với bữa ăn có tỉ lệ carbonhydrate và chất béo tương đương như nhau. Trong nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, việc tiêu thụ thực phẩm giàu protein còn có lợi cho quá trình kích thích và bài tiết hormone như Peptide giống Glucagon, cholecystokinin, peptide YY. Đây đều là những nội tiết tố có vai trò tạo ra tín hiệu no bụng, vì thế bạn sẽ có cảm giác đói bụng nếu không ăn đủ protein.
Đồng thời, nếu thực đơn hàng ngày nghèo nàn chất xơ cũng khiến bạn mau bị đói hơn. Lý do này là bởi vì hệ tiêu hóa của bạn cần thời gian xử lý để thành phần nà có vai trò làm chậm tốc độ rỗng của dạ dày.
Thêm một gợi ý cho thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, sữa... trong đó các chất xơ hòa tan lại có nhiều trong trái cây, ngũ cốc, rau và các loại hạt, quả. Nhiều trường hợp cảm thấy đói ngay sau khi dùng bữa, khi này bạn nên xem xét lại sự có mặt của hai dưỡng chất này nữa nhé.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là thử kết hợp nhiều thực phẩm giàu protein và chất xơ trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mình nhé.
2. Stretch receptor (Các thụ thể kéo dài)
Bên cạnh việc đảm nhiệm vai trò tiết dịch axit và dịch vụ tiêu hóa thức ăn, dạ dày của bạn còn chứa các thụ thể đặc biệt đóng vai trò chính trong việc tạo ra cảm giác no lâu sau khi dùng bữa ăn.
Theo đó, stretch receptor có vai trò kiểm tra sức căng cuer dạ dày và gửi tín hiệu trực tiếp về não nhằm báo hiệu rằng cơ thể mình đã nhận đủ thức ăn và ngưng cảm giác thèm ăn lại.
Theo đó, những thụ thể này làm việc không dựa trên các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, chủ yếu là khối lượng của bữa ăn. Thế nhưng, cảm giác no do thụ thể mang lại sẽ không quá kéo dài.
Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình đói bụng nhanh chóng ngay sau bữa ăn, hãy cân nhắc kết hợp nhiều thực phẩm ít calo tươi nhưng với khẩu phần lớn. Những thực phẩm này có thể là rau, củ quả hoặc trái cây, tôm và thịt gà. Đồng thời, bạn nên uống nước trước hoặc trong quá trình ăn uống để thúc đẩy cảm giác no lâu hơn nhé.
3. Kháng leptin
Trong một số trường hợp, các vấn đề xoay quanh nội tiết tố khiến nhiều người giải thích vì sao cảm thấy nhanh đói bụng sau khi ăn. Đồng thời, những nguyên nhân kể trên thùi leptin cũng là một trong số những hormine chính báo hiệu cảm giác no lâu tới não ngay sau khi ăn nhé.
Xét về mặt bản chất, leptin được hình thành tự nhiên trong cơ thể nhờ các tế bào mỡ. Do đó, nồng độ chất này trong máu có xu hướng tăng cao nếu bạn có nhiểu chất béo. Do đó, vấn đề mấu chốt là leptin không đảm nhiệm tốt vai trò của mình, nhất là những đối tượng bị béo phì.
Hiện nay, các chuyên gia giải thích trường hợp này như sau: “ Nồng độ trong máu khá cao sẽ khiến não bộ không nhận ra leptin và nghĩ rằng cơ thể mình chưa nhận được đủ thức ăn ngay cả sau khi bạn đã ăn nhiều”. Tình trạng kháng leptin này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhưng theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất thường xuyên kèm theo chế độ ăn uống và các chất xơ, nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện hiện tượng này.
4. Yếu tố thuộc về hành vi và lối sống khiến bạn nhanh đói
- Ảnh hưởng của một số loại thuốc
Các hoạt chất Cortisol, insulin, olanzapine, clozapine là những thành phần bắt gặp thường xuyên trong thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần. Do đó, các hoạt chất này khiến người dùng cảm thấy đói bụng liên tục. Vì thế, nếu ai gặp phải trường hợp này bạn nên trao đổi với các bác sỹ để có biện pháp thích hợp.
- Đói bụng do không tập trung vào bữa ăn
Ngày nay, với tính chất cuộc sống bận rộn nên chúng ta chẳng thể tập trung vào việc ăn uống. Hành động này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe khiến bạn ăn nhiều hơn, đôi khi còn che mờ đi cảm giác cơ thể đã no nê.
Nghiên cứu trên nhóm phụ nữ được hướng dẫn ăn khi mất tập trung và ăn trong im lặng cho kết quả, nhóm vừa ăn vừa làm chuyện riêng cảm thấy đói bụng nhanh hơn và có khuynh hướng dùng nhiều thức ăn hơn so với nhóm còn lại.
- Tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh
Có một thực tế cho rằng, vấn đề nhanh đói bụng cũng thường xuyên sảy ra ở những người có thói quen sử dụng thức ăn nhanh hoặc thực phẩm như mì ăn liền. Lý do những loại thực phẩm này có chứa ít chất xơ khiến bạn mau chóng vị tiêu hóa và cảm thấy đói.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến tình trạng đói bụng ngay sau khi ăn. Bạn có thể áp dụng những biện pháp khắc phục để kiềm hãm các cơn thèm ăn của mình nhé. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên bạn có thể tới bệnh viện để kiểm tra bởi đó có thể là hệ quả của một bệnh lý nghiêm trọng hơn.