Mục lục [Ẩn]
1. Viêm da tiếp xúc
Theo các chuyên gia, tình trạng viêm da tiếp xúc là một chứng bệnh phổ biến do da chạm vào các chất kích ứng, có nhiều nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa mạnh: bạn có thể bị viêm da tiếp xúc do nước giặt quần áo, nước rửa chén hoặc nước xịt đa năng trong khi làm việc nhà. Đôi khi do tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc da và tắm gội nữa.
- Mặc quần áo gây kích ứng được giặt bằng các sản phẩm có chứa hóa chất kích ứng hoặc vật liệu vải làm da bị mẩn ngứa.
- Vi khuẩn, lông thú cưng và bụi bẩn là nguyên nhân chủ yếu khiến làn da bị nổi mẩn vì ngứa ngáy.
Do đó, bạn nên chọn sản phẩm đúng chuẩn nguồn gốc từ thực vật với thành phần thiên nhiên lành tính, an toàn cho da. Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa hàng ngày, tránh bị viêm da tiếp xúc.
2. Bệnh chàm khiến da nổi mẩn ngứa
Nguyên nhân chính yếu gây bệnh chàm khiến da nổi mẩn ngứa gồm:
- Tình trạng căng thẳng khiến nội tiết tố bị thay đổi, da mẩn ngứa nghiêm trọng. Bạn có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi hợp lý và massage thư giãn, đi du lịch thường xuyên.
- Thời tiết lạnh quá hoặc nóng quá, môi trường quá khô cũng dễ khiến da bị kích ứng. Bằng cách giữ gìn sạch sẽ làn da bằng việc tắm nước ấm thường xuyên và dưỡng da đều đặn sẽ khắc phục được hiện tượng này.
- Ngoài những nguyên nhân trên thì vi khuẩn, bụi bẩn và phấn hoa cũng là nguyên nhân khiến da bị mẩn ngứa. Cách khắc phục tốt nhất đó là dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, giặt chăn chiếu, gường, nệm định kì bằng sản phẩm thân thiên với môi trường nhé.
- Đa số hóa chất độc hại trong các sản phẩm tẩy rửa, các chất bảo quản, tắm gội bạn cần tìm hiểu thật kĩ càng, chọn những sản phẩm chăm sóc gia đình tốt nhất bảo vệ sức khỏe làn da.
3. Bệnh vảy nến
Hiện chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh vẩy nến. Các nhà khoa học cho rằng đó là do rối loạn miễn dịch trong cơ thể khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổ. Từ đó khiến các tế bào này tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc, có cả mảng đỏ trên da.
Một số nguyên nhân khác có thể làm tăng tình trạng rối loạn miễn dịch là do các yếu tố di truyền và yếu tố kích hoạt gây nên như stress, hút thuốc, cháy nắng, căng thẳng, nghiện rượu, nhiễm trùng da, thời tiết lạnh, khô, thuốc điều trị tăng huyết áp, sốt rét…
Khi bị vảy nến, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bác sĩ để được điều trị nhằm ngăn chặn sự phát triển quá nhanh của các tế bào da.
4. Ghẻ khiến da nổi mẩn ngứa
Thông thường, bệnh ghẻ khiến da mẩn ngứa có nguyên nhân từ một loại rệp nhỏ có tên là Sarcoptes gây ra. Loại rệp này có thể để trứng làm vùng da bị ngứa dữ dội, dẫn tới tình trạng xấu hơn như nhiễm trùng da và lở loét.
Các bác sỹ da liễu có thể chỉ định một số loại thuốc mỡ, kem dưỡng và thuốc trị ngứa có vai trò kháng Histamin để trị rệp. Khi này bạn có thể thay đổi lối sống và sinh hoạt củ mình để quá trình trị ghẻ diễn ra xuôn sẻ nhé.
5. Nấm da
Tình trạng nấm da là bệnh lý phổ biến ở da, móng do nhiễm nấm gây nên. Đây là một bệnh lý lây truyền qua 4 con đường chủ yếu bao gồm:
- Từ người sang người
- Từ động vật nhiễm bệnh sang người
- Tiếp xúc với đồ vật đã nhiễm nấm
- Tiếp xúc với sàn nhà hay mặt đất nhiễm nấm
Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm, kem bôi hoặc thuốc mỡ. Do đó, bạn nên chú ý điều trị tận gốc tình trạng này để làn da không bị bội nhiễm vi khuẩn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phòng ngừa nấm da bằng các biện pháp dưới đây như:
- Luôn rửa tay thường xuyên và vệ sinh cá nhân cẩn thận
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa bằng các sản phảm có gốc từ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe cho gia đình
- Luôn giữ gìn cơ thể khô ráo và sạch sẽ, tránh mặc quần áo quá dày làm cơ thể đổ mồ hôi.
- Vệ sinh đồ dùng cá nhân bằng sản phẩm an toàn, không nên dùng chung đồ với người khác.
Bạn nên dùng sản phẩm gốc thực vật để làm sạch đồ dùng cá nhân và lau dọn nhà cửa bởi những người mắc bệnh nấm thường có hệ miễn dịch yếu. Điều này sẽ dễ khiến bạn mắc các bệnh về da nếu dùng sản phẩm có hóa chất mạnh.