Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

21.02.2019 17:26 , theo Đại Việt Sport

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người như đau nhức, giảm hiệu suất của công việc, ngoài phương pháp dùng thuốc hay phẫu thuật thì các phương pháp tập thể dục khác. Có nhiều người hỏi không biết bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không hay có nên đi bộ không? Đây là câu hỏi chúng tôi thường gặp mỗi ngày.

Người bị thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?

Thông thường, nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm đó là do chấn thương ở vùng cột sống khi bạn đang lao động, hoặc do tuổi tác, kèm một số nguyên nhân khác nữa.

Những người bị thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy khổ sở vì bị đau nhức tê buốt suốt làm ảnh hưởng quá trình di chuyển và lao động do vùng đĩa đệm bị lệch vị trí, trồi ra chèn dây thần kinh, quá trình này khiến máu khó lưu thông, đồng thời cọ sát lên xương cột sống. Nếu không cải thiện kịp thời sẽ gây teo cơ và mất khả năng lao động đấy nhé.

 

 

Tập thể dục là phương pháp phục hồi tình trạng đau nhức hiệu quả cho người bị thoát vị nhưng thường bị bỏ qua. Điển hình là những bài đi bộ, những bài này cực tốt cho người thoát vị, vì nó giúp tăng cường hệ thống cơ , xương, các cơ ở vùng cột sống. Bạn nên đi bộ nhẹ nhàng để không gây áp lực lên khớp xương, đi bộ sẽ giúp cho vùng khí huyết được lưu thông, giảm sự chèn ép và đau nhức.

Ngoài ra, đi bộ còn giúp cải thiện cấu trúc của cột sống, cung cấp dinh dưỡng tới các vùng mô cột sống, thúc đẩy vết thương phục hồi một cách nhanh chóng. Khi đi bộ sẽ giúp cho xương rắn chắc hơn, và tình trạng thoái hoá sẽ diễn ra chậm hơn. 

Việc đi bộ không những giúp ích cho tình trạng bệnh mà còn giúp tinh thần của người thể dục được thư thái hơn, quên đi mọi đau đớn, và sống vui khoẻ hơn mỗi ngày.

Cách đi bộ đúng cho người bị thoát vị đĩa đệm

 

 

Những người bị thoát vị đĩa đệm thường ở nhiều mức độ khác nhau, nếu như bạn bị thoát vị ở mức độ nhẹ thì có thể đi lại di chuyển bình thường nhưng nếu bạn đang trong giai đoạn chân tay tê liệt, phần đốt sống lưng không thể di chuyển thì không nên đi bộ quá nhiều nhé. Với trường hợp nặng cần hỏi ý kiến của bác sĩ cùng các chuyên gia về thể dục thể thao để có phương pháp tập luyện phù hợp. 

Và đặc biệt là khi đi bô bạn cần chú ý về tư thế, cường độ, thời gian tập luyện để sao phù hợp với thể trạng của người bị thoát vị đĩa đệm.

Chuẩn bị:

+ Trang phục cần chọn loại chất cotton, thoải mái thoáng mát nhẹ nhàng phù hợp với thời tiết từng mùa.

+ Giày nên chọn loại vừa với chất, có độ bám dính tốt để tạo ra độ thông thoáng cho chân, không bị trơn trượt.

+ Chuẩn bị sẵn nước bên cạnh để không bị mất nước, nước là để bù nước cho cơ thể và giúp cơ thể duy trì năng lượng. Không nên uống quá nhiều mà uống từng ngụm nhỏ nhé. 

Tư thế và cách tập:

Khi tập luyện, chú ý lưng thẳng, mắt nhìn về trước, hai tay thả lòng, bàn tay nắm hờ. Khi bước đi thì tay vùng chéo chân, đánh tự nhiên, động tác dứt khoát đều đặn, tiếp đất bằng gót chân rồi mới tới lòng bàn chân, mũi chân.

Hít bằng mũi, thở ra bằng miệng để duy trì sức bền. 

Mới đầu tập có thể dành 15-20 phút, tốc độ ban đầu có thể dựa theo thể lực của tuỳ mỗi người có thể bắt đầu với vận tốc 1-3km/h. Thực hiện liên tục 4 ngày/tuần. Còn với những tuần tiếp theo có thể tăng dần mức cường độ mới đem đến hiệu quả rèn luyện hệ cơ xương tốt hơn.

Bạn có thể tập vào sáng sớm, chiều muộn hoặc tập buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng.

Bạn có thể lựa chọn máy chạy bộ để trong quá trình tập luyện nên thả lỏng tinh thần, có thể nghe nhạc giải trí, nghe nhạc...

 

 

Lưu ý quan trọng với người bị thoát vị đĩa đệm

Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khoẻ vùng cột sống

Bổ sung canxi và vitamin thiết yếu cho cơ thể nhu rau xanh, sữa chua, hạnh nhân,óc chó, vừng...

Không nên sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, hạn chế đồ ăn có dầu mỡ động vật, tinh bột đường vì dễ gây tình trạng béo phì và gây ức chế sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể, dễ tăng tình trạng đau nhức, sưng tấy ở khớp xương.

 

 

Bài tập cần vận động nhẹ nhàng, không gây áp lực cho hệ xương khớp vì hệ đĩa đệm của bạn đang tổn thương.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi giúp bạn hiểu ra được khi bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không và nên đi như thế nào.  Chúng tôi khuyên những người bị thoát vị đĩa đệm nên sử dụng máy chạy bộ trong nhà để chủ động hơn cho việc luyện tập và có thể điều chỉnh mức độ tập luyện của mình nhé. Chúc bạn sống khoẻ mỗi ngày.

 

Bình luận/hỏi đáp

Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...