Đại Việt Sport – Ai cũng biết rằng chạy bộ là môn thể thao đơn giản, không tốn kém mà lại rất tốt cho sức khỏe và có thể phòng chống các căn bệnh về tiểu đường, cao huyết áp hay tim mạch. Nhưng nếu bạn chạy sai quy cách gây tổn hại cho sức khỏe. Vậy làm sao để chạy bộ đúng cách.
Bài viết liên quan :
>>> Bí quyết chạy bộ an toàn và hiệu quả.
>>> Cách giảm cân hiệu quả khi chạy bộ.
1. Tư thế
Giữ dáng người thẳng trong khi chạy. Dáng chạy thõng người xuống không kích hoạt được các cơ ở các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là ở lưng, gây chấn thương. Dáng chạy thẳng người làm giảm áp lực lên đầu gối giúp chạy nhanh hơn.
Làm sao để chạy bộ đúng cách đây chính là câu hỏi của nhiều bạn yêu chạy bộ.
Một số người nắm tay quá chặt trong khi chạy làm các bộ phận còn lại trong cơ thể cũng có cảm giác cứng nhắc. Giữ cho bàn tay nắm lại ở mức vừa phải; thậm chí trong trường hợp có cầm một cái bánh xốp, nó cũng không bị vỡ vụn.
2. Không dậm chân mạnh
Nghe tiếng bước chân để biết mình có chạy đúng cách hay không. Nếu hoàn toàn không phát ra âm thanh, bạn đang chạy đúng cách.
Bạn phải chạy bằng đầu chân, dưới ngón chân, không dồn áp lực xuống gót chân hay ngón chân. Buông lỏng bàn chân trên nền đất và dậm chân sẽ gây ra sóng va chạm tới xương ống chân, đầu gối và lưng, gây tổn thương.
3. Cung cấp nước cho cơ thể
Một số người thường đau một bên bụng sau khi chạy một lúc. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này. Uống một cốc nước (ở mức nhiệt độ phòng) 30 phút trước khi chạy có thể tránh đau bụng. Mất nước còn có thể gây căng cơ.
Nên có thói quen chạy hơn 30 phút, uống ngụm nước lọc hoặc nước chuyên dùng cho vận động viên có chứa glucose và các loại muối cần thiết để bù lại lượng bị mất đi khi ra mồ hôi.
Chạy khi đói có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Nên ăn một trái chuối khoảng 15-20 phút trước khi chạy.
Chạy bộ trên máy chạy bộ tại nhà sẽ tốt hơn cho sức khỏe và kiểm soát được quá trình chạy dễ dàng
4. Thở bằng mũi
Thở bằng miệng làm mất nước và khiến bạn nhanh chóng mệt mỏi. Hãy thở bằng mũi nếu bạn muốn chạy trong thời gian dài.
5. Lượng sức mình
Tăng sức chịu đựng dần dần cho cơ thể bằng cách khởi động ít nhất 5 phút trước khi chạy. Các cơ sẽ có thời gian làm quen với hoạt động chạy bộ. Chú ý không để xảy ra tình trạng căng cơ chân trong khi chạy.
Nếu cảm thấy bị chuột rút, tốt hơn hết là ngừng chạy và nghỉ ngơi. Tập duỗi cơ trước 5 phút trong 2 tới 3 buổi tập và quan sát liệu cơ thể có đủ sức hoàn thành bài tập chạy đã định.
Đại Việt Sport khuyên bạn nên mua một chiếc
máy chạy bộ đa năng tại nhà nó sẽ giúp bạn kiểm soát và đo lượng được quá trình chạy bộ của bạn bằng những thông số như : quãng đường chạy, thời gian, tốc độ, nhịp tim và lượng calo tiêu thụ.
Đại Việt Sport chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!