Dưới đây là 6 cách bảo quản thực phẩm sai lầm mà nhiều người vô tình mắc phải. Hãy xem bạn có trong số đó không để cải thiện nhé!
Mục lục [Ẩn]
1. Đặt thực phẩm sai vị trí trong tủ lạnh
Theo các chuyên gia, có thể nói một trong những sai lầm phổ biến mà nhiều bà nội trợ mắc phải khi lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh đó là đặt sai vị trí làm tăng nguy cơ lây nhiễm chóe cho vi khuẩn, giữa các loại thực phẩm. Điều này có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe khi tiêu thụ thực phẩm đã nhiễm khuẩn này.
Ví dụ, nếu bạn lưu trữ thịt bò sống ở trên hoặc cùng chỗ với rau sống, nước từ thịt bò có thể nhỏ giọt xuống hoặc làm bẩn đi rau sống. Khi chúng ta ăn rau sống bị nhiễm khuẩn, có thể bạn bị ngộ độc hoặc nghiêm trọng hơn. Cách dễ dàng để ngăn chặn điều này đó là cho thịt bò vào một chiế hộp để bảo quản thực phẩm có nắp đậy hoặc thịt bò đặt bên dưới các loại rau sống nhé.
Ngay khi bảo quản thực phẩm ở trong tủ lạnh, bạn lưu ý đặt thực phẩm không cần nấu chín hoặc có thời gian nấu chín ít hơn nằm ở phía trên. Thực phẩm cần nấu kĩ ở bên dưới cùng nhé, bằng cách này vi khuẩn đã lây nhiễm chéo cũng sẽ dễ dàng bị tiêu diệt trong quá trình nấu chín thực phẩm.
2. Không đậy nắp hộp lưu trữ
Có một thực tế rằng, một trong những nguyên tắc quan trọng kih sử dụng hộp bảo quản thực phẩm đó là đậy nắp trước khi vào tủ lạnh. Điều này có vai trò ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm chuẩn chéo giữa các loại nguyên liệu nấu ăn. Hơn thế, nó còn giúp thực phẩm tươi lâu trông thấy.
Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó bạn không thể đậy nắp hộp bảo quản thực phẩm hãy thay thế bằng nắp màng bọc ni lông hoặc giấy bạc nhe.s Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi, tốt hơn hết bạn hãy cho thức ăn vào hộp có nắp đậy nhé.
Việc không đậy nắp hộp hoặc bọc kín thực phẩm trước khi đưa vào tủ lạnh sẽ khiến thức ăn nhanh bị hỏng hơn. Đồng thời, nó dễ bị nhiễm khuẩn từ các loại đồ ăn khác, từ đó tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho các bạn và từng thành viên trong gia đình mình đấy nhé.
3. Cho thức ăn vào tủ lạnh khi còn nóng
Trước khi cho thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh bạn cần đảm bảo nó đã hoàn toàn nguội. Sau đó, bạn cho thức ăn vào từng hộp riêng có nắp đậy để bảo quản lâu dài nhé. Nhiệt độ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên đặt trong khoảng từ 5-10 độ C ở ngăn mát. Nếu nhiệt độ bảo quản thực phẩm quá cao hoặc quá thấp, thức ăn có thể bị dập úng hoặc hư hỏng.
4. Không để ý đến hạn sử dụng của thực phẩm
có khi nào bạn từng phải vứt bỏ thức ăn trong tủ lạnh vì bỏ quên nó quá lâu ngày chưa? Dù ít hay nhiều thì đây cùng là một sự lãng phí không đáng có. Cách dễ dàng để khắc phục tình trạng này là đặt món đồ ăn mới mua có hạn sử dụng lâu dài, nằm sau món ăn cũ. Điều này sẽ giúp bạn sử dụng thức ăn cũ trước khi chúng bị hết hạn nhé.
Đây cũng là cách lưu trữ thực phẩm được các bếp ăn thương mại áp dụng để tránh lãng phí đồ ăn.
5. Làm lạnh sản phẩm sai cách
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm ở mỗi loại là không giống nhau, có nghĩa là không phải đồ ăn nào cũng nên đưa vào tủ lạnh. Theo đó, bạn đừng bao giờ cho cà chua, hành tây, khoai tây vào các loại trái cây họ cam, quýt vào tủ lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng tới vị trí và hàm lượng dinh dưỡng vốn có của chúng.
Tuy nhiên, các loại trái cây khác như bơ, lê, táo nên được bảo quản trong tủ lạnh khi chúng vừa chín tới. Không khí lạnh sẽ khiến chúng không quá chns nhiều hoặc chín đồng loạt.
6. Bảo quản thực phẩm ở cửa tủ lạnh
Hiện nay, có khá nhiều bà nội trợ đang tận dụng cánh cửa tủ lạnh để lưu trữ trứng, thịt, sữa hoặc nhiều loại thức ăn khác. Trong khi đó, cửa tủ lạnh là nơi dao động nhiệt độ nhiều nhất do hoạt động đóng mở mỗi ngày, việc làm này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian bảo quản thực phẩm.
Để khắc phục được vấn đề này bạn lưu ý để trứng, thịt, sữa hoặc nhiều thức ăn khác phía trong tủ lạnh để bảo toàn chất lượng và độ tươi nguyên của chúng. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không quá khó, bạn cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định, điều này sẽ giúp gia đình bạn luôn có nguồn thực phẩm tươi nguyên để sử dụng mỗi ngày.