Blog - Đại Việt Sport

Tin tức tổng hợp của Đại Việt Sport

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ căn bệnh trầm cảm sau sinh

23.11.2018 17:15 , theo Đại Việt Sport

Trầm cảm sau sinh là loại bệnh trầm cảm mắc phải sau khi sinh con, nó xảy ra nhiều nhất ở mấy tuần đầu tiên sau khi sinh con.  Đây là chứng bệnh không hiếm gặp nhưng thường không được gia đình để ý đến và chúng ta thường thờ ơ, chủ quan với căn bệnh này. Theo một thống kê công bố gần đây, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 15 - 25% trong 12 tháng sau sinh.

Về cơ bản, trầm cảm sau sinh là tình trạng rối loạn cảm xúc tiêu cực, liên quan đến những suy nghĩ, cảm giác mệt mỏi, buồn chán và lo lắng xuất hiện sau sinh. Dạng trầm cảm này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể thoáng qua hoặc kéo dài, thậm chí có thể không tự hết nếu không có biện pháp can thiệp.

Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì bạn cảm thấy không muốn gắn kết hoặc chăm sóc con bạn.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

-  Do thay đổi nội tiết sau sinh: phụ nữ sau sinh thường bị giảm estrogen và progestrogen đột ngột. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm, cảm xúc bị thay đổi. Sau sinh, nhiều người cảm thấy cơ thể bị thay đổi sồ sề dẫn đến stress, áp lực.

Ngoài ra, còn do mâu thuẫn từ gia đình, do vấn đề tài chính, thiếu sự quan tâm giúp đỡ từ người thân, khó khăn trong việc chăm sóc trẻ dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, từ đó cảm thấy không có hứng thú trong cuộc sống, dần mất đi sự kiểm soát của bản thân.

- Yếu tố di truyền: trong gia đình có người bị trầm cảm (mẹ, chị, cha) thì nguy cơ bệnh cao.

- Người phụ nữ bị suy nhược cơ thể, lo lắng, hoảng hốt, cảm giác bị ám ảnh, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ cũng có thể dẫn tới bệnh.

Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh như thế nào?

Với gia đình

Khi có biểu hiện trầm cảm sau sinh, người bệnh phải có sự hỗ trợ từ người thân.  Giúp đỡ người mẹ trong mọi mặt để người mẹ vượt qua mọi khó khăn và phục hồi nhanh chóng.

Sau sinh người mẹ bị mất sức, chưa được phục hồi thể trạng vì thế giải giữ yên lặng, trật tự, không được quấy rầy, cố gắng đối xử một cách bình thường đối với người mẹ.

Điều trị bằng thuốc:

Khi có biểu hiện trầm cảm thì hãy đến bác sĩ ngay lập tức để không bị bệnh quá nặng dẫn đến sai lầm đáng tiếc. Khi bác sĩ thăm khám kiểm tra hãy nói ra những triệu chứng mà bạn đang gặp phải , điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh và kê đơn thuốc hợp lý.

Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.

Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm.

Người bị trầm cảm nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để cơ thể không bị suy nhược, bổ sung ăn uống hoa quả, trái cây và tránh thức khuya.

Để phòng chứng bệnh này, người phụ nữ nên được động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh.

Thể dục thể thao

Thể dục thể thao là một trong những việc nên làm sau sinh, phụ nữ sau sinh không nên ngồi quá lâu một chỗ sẽ có suy nghĩ không tốt, thường suy nghĩ linh tinh. Để tinh thần được thoải mái, hãy cố gắng tập luyện thể dục thể thao để máu được lưu thông tốt hơn, tinh thần tư tưởng thoải mái hơn và cảm thấy yêu đời hơn.

Đặc biệt, khi luyện tập thì máu sẽ được lưu thông tốt, trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn, giúp người mẹ ăn ngon, ngủ sâu giấc và thư giãn hơn rất nhiều.

Bạn có thể lựa chọn bộ môn thể dục thể thao như đi bộ tại nhà bằng máy chạy bộ, điều này sẽ rất tốt cho mẹ sau sinh. Máy chạy bộ có các mức đi bộ và chạy bộ cùng các chương trình cài đặt sẵn như quãng đường, đo nhịp tim, nghe nhạc rất phù hợp cho mẹ sau sinh.

Nếu muốn tham khảo thêm về máy chạy bộ thì hãy gọi ngay đến: 1900 6753; 0966 027 468 để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

 

 

Bình luận/hỏi đáp

1 bình luận
Chọn đánh giá của bạn

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.


Xem thêm

Zalo
Đang thực hiện. Vui lòng chờ giây lát...