Đại Việt Sport - Máy chạy bộ là sản phẩm tập luyện thể dục giúp tăng cường sinh lực và sự dẻo dai của cơ thể. Bên cạnh đó, việc tập luyện còn có tác động tốt lên hệ tim mạch, hệ hô hấp,tăng cường quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể bằng tuyến mồ hôi.
Bài viết liên quan :
>>> Thoát vị đĩa đệm có nên sử dụng máy chạy bộ không ?
>>> Người cao huyết áp có nên chạy bộ với máy chạy bộ không ?
Mục lục [Ẩn]
Những người bị bệnh tim có nên sử dụng máy chạy bộ không ?
Người bị bệnh tim có nên sử dụng máy chạy bộ không ?
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người rằng các bệnh nhân tim mạch cần được nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường, việc tập luyện thể thao lại giúp người bệnh tim có tâm lý thoải mái hơn, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn không ít băn khoăn lo lắng về việc người mắc bệnh tim có nên sử dụng máy chạy bộ điện hay không.
Thực tế cho thấy, máy chạy bộ gia đình hiện nay đã trở thành giải pháp thông minh và hữu ích trong tập luyện đối với người mắc bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo, các bệnh nhân tim mạch nên lựa chọn bài tập đi bộ hoặc chạy chậm để luyện tập. Bên cạnh việc dễ dàng điều chỉnh tốc độ tập luyện, máy chạy bộ còn giúp người tập kiểm soát tình trạng tim mạch của bản thân thông qua tiện ích đo nhịp tim.
Đồng thời việc tập luyện bằng máy tập giúp người bệnh chủ động hơn, người bệnh hoàn toàn có thể tập luyện ngay tại nhà. Điều này còn giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt lên tim mạch do yếu tố thời tiết bất lợi bên ngoài gây ra.
Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch khi sử dụng máy chạy bộ
Lời khuyên cho bệnh nhân tim mạch khi sử dụng máy chạy bộ
- Trước khi lựa chọn bất kỳ một môn thể thao nào, ngay cả khi sử dụng máy chạy bộ đa năng tại nhà, với những người có các vấn đề về tim mạch cần được đến khám bác sỹ để xác định tình trạng bệnh lý của mình nhằm lựa chọn được một cường độ phù hợp và an toàn. Trong quá trình tập, để giúp cơ thể thích nghi với nhịp độ vận động, người tập cần đặc biệt khởi động kỹ tối thiểu 15 phút.
- Đi bộ: khi lựa chọn bài tập này, để có thể đạt được tác động tốt thật sự lên hệ tim mạch thì người tập nên đi hơi nhanh, rảo bước rồi thong thả đi chậm. Đối với bệnh nhân tim mạch, khi thấy hiện tượng ra chút mồ hôi và thở gấp một chút thì cần giảm tốc độ hoặc nghỉ ngơi. Người bệnh có thể đi bộ theo cách thức trên nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng 30-60 phút.
- Chạy: Chạy chậm là cách tập luyện phù hợp với người mắc bệnh tim mạch. Khi chạy người tập chú ý tăng dần tốc độ ở mức vừa sức và đều đặn. Trước khi kết thúc bài tập, người tập cần giảm tốc độ dần chứ không nên ngừng ngay.