“Chạy bộ có bị to chân không?” – 1 câu hỏi kinh điển của những người bắt đầu tập chạy bộ, đặc biệt là ở phái nữ, cho dù là họ đang chạy bộ ngoài trời hay sử dụng máy chạy bô điện tại nhà. Chị em phụ nữ tìm đến thể dục thể thao phần lớn là vì giảm cân và muốn có một cơ thể thon gọn, săn chắc. Thế nhưng sau khi giảm cân lại xuất hiện 1 đôi chân cơ bắp thì thật là 1 điều không ai mong muốn.
Liệu chạy bộ có thật sự khiến chân bị to hay không?
Những yếu tố quyết định vóc dáng của đôi chân:
1. Yếu tố di truyền:
Yếu tố cơ địa vô cùng qua trọng. Cấu trúc cơ thể của mỗi người không giống nhau. Chân của bạn có thể to hay không phụ thuộc rất nhiều vào gene. Chính vì sự khác biệt di truyền này mà có những người luyện tập vô cùng chăm chỉ nhưng cơ bắp vẫn chỉ ở mức trung bình, ngược lại có những người luyện tập chỉ ở mức tương đối, không nhiều nhưng cơ bắp của họ lại phát triển cực kỳ nhanh.
2. Sự phân bố mỡ:
Cũng do ảnh hưởng từ gene, bạn sẽ thấy có những người béo mặt nhưng thân hình lại thon gọn, hay chỉ béo bụng trong khi tay chân vẫn nhỏ, lại có những người mông và chân to nhưng thân trên vẫn gọn gàng… nguyên nhân là do sự phân bố mỡ không đều trên cơ thể.
Mỡ trong mỗi cơ thể được phân bố khắp nơi, tuy nhiên, nó thể tích tụ tại một số bộ phận. Trong trường hợp mỡ tích tụ nhiều tại vùng đùi và bắp chân sẽ khiến chân bạn bị to. Những người này sẽ cần luyện tập rất chăm chỉ để giảm mỡ.
3.Tỉ lệ giữa mỡ và cơ, chiều dài xương:
Chân được kết cấu bởi hệ cơ xương và lớp mỡ dưới da. Cơ có thể to lên hay nhỏ đi do luyện tập, nhưng số lượng cơ sẽ không thay đổi. Ngươc lại, mỡ có thể tăng hay giảm lượng tập trung.
Tỉ lệ giữa cơ và mỡ rất quan trọng. Nếu quá ít mỡ so với cơ thì đôi chân sẽ trông khá cơ bắp, ngược lại nếu mỡ tập trung ở chân quá nhiều sẽ khiến đôi chân trở nên thô to. Tỉ lệ mỡ có thể được điều chỉnh bởi chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt.
Chiều dài xương chân cũng đóng góp 1 phần quan trọng trong việc chân bạn trông có to hay không. Với khung xương dài, cơ và mỡ trên chân sẽ phân bố rộng hơn, khiến cho đôi chân trong thon gọn hơn. Ngược lại, nếu xương đùi ngắn thì trông sẽ dễ bị to chân.
4. Chạy bộ để thay đổi vóc dáng:
Chạy bộ với máy chạy bôi gia đình giúp thay đổi vóc dáng là điều không thể phủ nhận. Đây là một trong những môn thể thao giúp đốt mỡ tốt nhất. Lượng mỡ giảm sẽ khiến thân hình thon gọn hơn, không chỉ eo mà mà cả mông và đùi.
Một nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến cơ bắp khác là dinh dưỡng. Với cường độ tập luyện cao cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là protein, cơ bắp sẽ có điều kiện tốt để phát triển. Vì vậy, trừ khi bạn tập với cường độ rất cao và luôn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đôi chân có thể trông cơ bắp hơn do các cơ lớn lên và lượng mỡ giảm đi.
Một nhân tố khác nữa là hormone testosterone (hormone đảm nhận việc phát triển cơ bắp). Lượng hormone này ở nữ giới rất thấp, nên cơ bắp ở nữ ít phát triển hơn.
Vậy, chạy bộ một cách hợp lí sẽ không khiến chân bạn bị to. Vì vậy hãy yên tâm lựa chọn môn thể thao này để rèn luyện nâng cao sức khỏe.
Trên đây là một số chia sẻ về Chạy bộ có bị to chân không? Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến Chạy bộ, máy chạy bộ, máy chạy bộ điện... Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể!
Sản phẩm khác : máy chạy bộ điện, ghế massage toàn thân.