Cơ xương khớp không chỉ mắc ở nguời già mà ngay cả trẻ em cũng mắc phải. Bệnh không chữa trị kịp thời sẽ để lại rấtnhiều hậu quả khó lường. Tuy nhiên, chúng ta cần phải biết các nguyên nhân của bệnh để có cách phòng tránh cho trẻ ngay từ những thời điểm ban đầu.
Những yếu tố gây bệnh cơ xương khớp ở trẻ em
Một số bệnh đau xương khớp có tính chất gia đình. Trẻ em sinh ra trong gia đình có người bị mắc các chứng bệnh khớp thường xuyên thì tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn bình thường. Một điều hết sức quan trọng đó chính là lối sống lành mạnh của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái.
>>> Tác dụng khi cho trẻ tập thể dục ngoài trời
>>> Hướng dẫn cách mát xa cho trẻ
VD: Nếu cha mẹ hút thuốc, uống rượu bia, mắc các bệnh về virut trong quá trình mang thai thì tỉ lệ con cái mắc các chứng bệnh về xương khớp, tim mạch cũng cao hơn.
Một số trẻ em mắc các chứng bệnh bẩm sinh như: dị tật bẩm sinh, tạo xương không hoàn thiện, thắt lưng đốt sống cùng 1… Chính vì thế can dự phòng các bệnh cơ xương khớp ở trẻ từ khi còn trong bụng mẹ là điều cần thiết.
Tham khảo: ghế kéo dãn đốt sống cổ
Thời tiết cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người đặc biệt là đối với trẻ em. Việc hệ miễn dịch của trẻ nên rất hay mắc các chứng bệnh như: tai mũi họng, viêm amidan, xiêm xong…đây chính là lúc mà vi khuẩn xâm nhập cơ thể để gây ra các chứng bệnh về khớp và đẻ lại di chứng nặng nề như viêm khớp nhiễm khuẩn, thấp tim. Chính vì thế cần đảm bảo sức khỏe cho trẻ tốt nhất ngay từ ban đầu khi thời tiết thay đổi.
Tham khảo: Mua khung tập đi giá rẻ
Dinh dưỡng đóng vai trọng trong quá trình xuất hiện các bệnh lý về xương khớp. Ngay từ nhỏ, trẻ ddã có sự phát triển xương rất nhanh, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Chính vì thế, trẻ cần nhiều canxi, vitamin D … để xây dựng khung xương của mình khỏe mạnh và vững chắc. Do đó, nếu trẻ bị thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. Ngược lại thì trẻ em sẽ bị các triệu chứng đau thắt lưng, đau khớp háng hay gối.
Ngoài ra, trẻ em còn có tính hiếu động và hay chạy nhảy cũng như chơi các trò thể thao vận động quá mức nên dễ bị chấn thương, thậm chí còn có thể bị gãy xương. Không những thế, việc học tập quá tải cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương xương cột sống non nớt của trẻ.