Đại Việt Sport - Bên cạnh nhiều bộ môn thể dục thể thao khác, chạy bộ là một trong những bộ môn đem đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nghiên cứu cho thấy chăm chỉ chạy bộ 30 phút mỗi ngày đã giúp bạn giảm nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa cũng như các nguy cơ mạch vành, đột quỵ. Bên cạnh đó chạy bộ giúp cải thiện tâm lý, tăng cường trí nhớ và tăng hiệu quả lao động.
Bài viết liên quan :
>>> Tập thể dục giảm béo phì và chi phí sức khỏe.
>>> 30 phút giảm béo nhanh với máy tập chạy điện.
Người béo phì nên chú ý điều gì khi chạy bộ
Với người béo phì, chạy bộ lại càng phát huy hiệu quả tập luyện rõ rệt. Cụ thể chạy bộ giúp giảm mỡ, giảm cân và cải thiện vóc dáng cho người tập. Tuy nhiên người béo phì thường gặp những khó khăn nhất định trong các hoạt động và vận động, bởi vậy việc tập luyện cũng khó khăn hơn cả. Để giúp người tập dễ dàng hơn, Đại Việt Sport xin được đưa ra một vài lưu ý khi chạy bộ với người béo phì:
Những lưu ý khi chạy bộ của người béo phì
1. Nên chạy trên khu vực bằng phẳng:
Nhiều người mắc chứng béo phì khi chạy bộ giảm cân thường nản chí do các cơn đau của cơ đùi và vùng xương khớp. Bởi vậy nên chạy trên vùng bằng phẳng để hạn chế sức nặng của cơ thể lên bàn chân. Nếu bạn không có thời gian thì nên sắm một chiếc
máy tập chạy điện nó sẽ giúp bạn có thể tập luyện một cách khoa học và tiện lợi.
2. Khởi động kỹ càng trước khi chạy bộ
Đây là điều rất quan trọng. Người tập cần khởi động thật kỹ các khớp. Tốt nhất nên làm nóng cơ thể trước khi chạy bằng các thao tác nhảy hoặc dậm chân tại chỗ. Khi chạy nên chạy từ từ, nhanh dần đều để cơ thể làm quen. Lựa chọn máy chạy bộ điện là một ý tưởng tốt cho người tập bởi người tập dễ dàng điều chỉnh và theo dõi tốc độ tập.
3. Chạy bộ đúng kỹ thuật
Việc chạy đúng kỹ thuật sẽ giúp người béo phì tập luyện dễ dàng hơn mà hạn chế được chấn thương. Cụ thể khi tập cần giữ lưng thẳng, mắt hướng về phái trước. Không cúi đầu để tránh dồn trọng lượng, cản trở hoạt động thở. Bàn tay nắm hờ, khuỷu tay giữ thoải mái khoảng 90 độ. Các vùng vai thả lỏng. Tiếp đất bằng cả bàn chân để tăng sức chống đỡ cơ thể.
Hít thở đều đặn khi tập để tăng sức bền cho cơ thể, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để tránh mất nước.
4. Lựa chọn trang phục tốt
Lúc chạy bàn chân gánh trọng lượng của toàn cơ thể, người tập cần chọn loại giày tập chuyên dụng, đế nhẹ và mềm để tránh chấn thương.
Khi tập không nên mặc đồ gò bó, chọn các loại trang phục thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
5. Chú ý dinh dưỡng
Cần uống đủ nước khi chạy bộ. Với những trường hợp người tập đã sẵn mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như tiểu đường. Người tập cần đảm bảo chế độ phù hợp trước và sau tập để tránh hạ đường huyết gây nguy hiểm.