Tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân để lại di chứng rất nặng nề cho người bị tai biến. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh và làm tăng gánh nặng cho xã hội.
Bệnh nhân bị chứng tai biến mạch máu não thường có tâm lý tự ti, chán ghét bản thân và cuộc sống. Do đó, cần thiết phải có một chế độ tập luyện phù hợp và tích cực để sớm đưa người bệnh trở lại hòa nhập với xã hội.
Tai biến mạch máu não được điều trị, tập luyện theo một chương trình phục hồi chức năng toàn diện như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu… Tại bệnh viện và giám sát chương trình tại nhà do bác sĩ, kỹ thuật viên cũng như sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình.
Các chương trình luyện tập phải được xây dựng phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể với mục đích chung là giúp hồi phục tối đa tổ chức cuả não bị tổn thương, giảm đáng kể các thương tật thứ phát sau tai biến mạch máu não, đưa bệnh nhân trở lại với cuộc sống hàng ngày.
Tuỳ theo mức độ nặng của tai biến mạch máu não bác sĩ sẽ chỉ định chế độ tập luyện và phục hồi chức năng phù hợp. Bệnh nhân nặng chưa tự vận động được phải được hỗ trợ của nhân viên phục hồi chức năng và gia đình như thay đổi tư thế giúp bệnh nhân, vận động thụ động, xoa các vị trí tì đè chống loét.
Đối với các trường hợp nhẹ hơn, tuỳ mức độ của di chứng liệt, chúng ta cần đề ra một kế hoạch cụ thể hàng ngày cho bệnh nhân. Bệnh nhân cần tự tập ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn.
Ngoài ra, trng quá trình phục hồi chức năng do tai biến mạch máu não bệnh nhân nên sử dụng các dụng cụ phục hồi chức năng để quá trình phục hồi được hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn.