CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA DỤNG CỤ TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN 4 TRONG 1
- Tập phục hồi cơ khớp, giúp người bệnh co giãn và tự sinh hoạt bình thường.
- Tập mạnh các cơ bên phần không cử động.
- Tập khả năng phục hồi phản xạ chức năng tay, chân.
- Tập kéo căng, duỗi, co giãn các khớp tay và chân.
- Kích thích tăng tuần hoàn máu cung cấp trở lại các vùng cơ bị liệt
CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA THIẾT BỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN 4 TRONG 1
- Tập đạp chân có kháng lực (Người bệnh có thể điều chỉnh các mức đạp nặng nhẹ phù hợp mỗi giai đoạn điều trị).
- Tập quay tay có kháng lực (Giống như chức năng đạp chân, chức năng quay tay cũng có núm điều chỉnh giúp điều chỉnh các mức quay tay nặng nhẹ phù hợp với mỗi giai đoạn điều trị).
- Tập kéo mạnh cơ tay với sự hỗ trợ của hai dây ròng rọc.
- Tập nắn chỉnh, điều chỉnh đốt sống cổ.
Lưu ý: Do người bệnh không tự nắm các bộ phận của dụng cụ tập phục hồi sau tai biến nên thời gian đầu cần sự hỗ trợ người thân khi đặt tay và đặt chân trên các bộ phận tập và nếu cần thiết có thể mua thêm túi đeo tay khi tập bài tập kéo mạnh cơ tay.
CHI TIẾT CÁC BÀI TẬP TRÊN THIẾT BỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG 4 TRONG 1
1. Kéo mạnh cơ tay
Phần tập tay bao gồm tập cử động khớp cơ vai, khớp khuỷu vai, cổ tay, ngón tay.
Bài tập này người bệnh sẽ đặt hai tay lên hai tay nắm trên hệ ròng rọc (nếu gặp khó khăn khi tập, tay không giữ được trên tay nắm thì có thể nhờ sự hỗ trợ của túi đeo bao tay hoặc dây giữ trên tay nắm). Sau đó thực hiện phần tay bên mạnh khỏe sẽ dùng lực kéo phần tay bị liệt lên, người bệnh phải dùng ý chí và phản xạ giúp kéo phần tay liệt xuống thấp để tạo sự chủ động liên tục cho cánh tay bị tổn thương từ đó giúp cho tay sớm tự chủ được.
Thời gian tập 1 ngày khoảng 2-3 lần, mỗi lần ít nhất là 2 giờ liên tục.
2. Tậy quay tay có kháng lực
Tập quay tay có kháng lực giúp cho phần khớp bả vai cử động lại. Khi khớp bả vai đã cử động lại nhẹ nhàng thì các phần khác như khớp cổ tay, khớp khuỷu tay có thể tái cử động lại nhẹ nhàng và và thuần thục lại như cũ.
Trên bộ phận tập quay tay có núm điều chỉnh nặng nhẹ khi tập, màu đen, người nhà của bệnh nhân có thể giúp người bệnh điều chỉnh mức độ tập sao cho phù hợp với thể trạng hiện tại của bệnh nhân, mục đích là tăng độ ma sát giúp tăng kháng lực cho người bệnh mạnh dần lên từng động tác cử động.
3. Tập đạp mạnh chân có kháng lực
Bài tập giống như người bệnh đang thực hiện động tác đạp xe nhẹ nhàng. Mục đích là đạp chân quay có kháng lực (có các mức đạp nặng nhẹ phù hợp) giúp tăng cường hoạt động các khớp bao gồm khớp nối cột sống, khớp háng, khớp đầu gối, cổ chân, tăng cường hoạt động trở lại của sự co giãn dây gân, tạo sự điều phối nhịp nhàng giữa ý nghĩ và dây thần kinh điều phối hoạt động của cơ chi dưới.
Ban đầu, người bệnh nên đạp ở mức nhẹ sau một thời gian nâng dần mức đạp sao cho hợp lý, tránh các tổn thương không mong muốn đến các khớp cơ khi tập luyện.
4. Tập kéo cổ
Bộ phận tập kéo cổ có một dây đai giúp nâng đỡ cằm, nắn chỉnh cổ chống nghẻo cổ. Tập kéo cổ chống nghẻo đầu giúp cho các dây chằng, dây thần kinh được giải phóng chống co rút, làm cho phần đầu và thân được cứng cáp, phục hồi tư thế cho người bệnh.
Thời gian tập cho mỗi lần kéo cổ có thể kéo dài 20-30 phút với số tạ là 3-5 kg tùy theo trọng lượng cơ thể.
- Tích hợp 4 chức năng trong một thiết bị, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, điều trị hiệu quả.
- Ghế ngồi được làm bằng nệm da, có tựa lưng mang lại cảm giác êm ái, thoải mái. Ghế ngồi và bộ phận tập tay, chân được thiết kế phù hơp với mọi đối tượng đều có thể tập luyện với các nấc có thể điều chỉnh cao thấp, gần xa.
- Thiết bị có thể tháo rời và cất gọn khi không sử dụng.
- Khung chắc chắn, an toàn cho người tập.