Môi trường ô nhiễm, khói bụi khiến không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, họng. Tuy nhiên, phương pháp này không đem lại hiệu quả như nhiều người nghĩ, thậm chí có thể không tốt cho vùng xoang mũi.
Mục lục [Ẩn]
Những điều cần biết về nước muối sinh lý
- Thì nước muối sinh lý cũng là một thứ thuốc. Rẻ tiền đơn giản nhưng tác dụng phòng và trị bệnh chả kém gì thuốc đắt tiền. Quan trọng là bệnh nào thuốc ấy.
- Nhưng nó có tác dụng gì mà lại gọi là nước muối sinh lý.
- Đó là dung dịch natri clorid 9 phần nghìn (NaCl 0,9%). Công thức hóa học hoàn toàn như muối ăn nhưng được bào chế tinh khiết loại bỏ tạp chất và pha trong nước cất theo tỉ lệ 9 phần nghìn đúng như dịch nội sinh của cơ thể là dịch đẳng trương, đảm bảo cân bằng điện giải. Do đó được coi là dung dịch sinh lý giúp đảm bảo cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.
- Em cũng thấy trong nhà thương dùng để truyền cho bệnh nhân, trong Nam bà con còn hay gọi là truyền nước biển. Nhưng còn dùng nhỏ mắt, nhỏ mũi, rửa vết thương, dùng như thuốc trị bách bệnh.
- Bách bệnh thì không, nhưng nước muối sinh lý là không thể thiếu trong ngành y hiện đại, cũng như trong y học cổ truyền dùng muối và nước muối trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Đầu tiên, phải kể đến công dụng của nước muối trong y học, sinh học, cả trong điều trị và trong các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu y sinh học, được dùng làm dung môi tiêm truyền dẫn thuốc theo đường tĩnh mạch, hoặc để thu giữ bảo quản mô, tế bào, các sinh phẩm… khi ở ngoài cơ thể để làm một xét nghiệm, nghiên cứu nào đó.
Nước muối sinh lý rất cần thiết để bù nước trong các trường hợp mất nước (đúng ra là mất nước và các thành phần điện giải) rất nguy cấp như bỏng, nôn nhiều, tiêu chảy, mất máu cấp…
- Nhưng đấy là các chai truyền dịch khi cấp cứu, còn hiệu thuốc bán các loại lọ thuốc bé tí để nhỏ mắt nhỏ mũi… cũng đề là natri clorid, có gì khác nhau?
- Cùng một bản chất hóa sinh nhưng khác nhau về độ tinh khiết, tiệt khuẩn. Dịch để truyền phải được kiểm nghiệm chặt chẽ để khi truyền vào tĩnh mạch không bị nhiễm khuẩn hay gây shock; trong khi loại để nhỏ mắt mũi, xúc miệng hay rửa vết thương không đòi hỏi nghiêm ngặt bằng.
Do đặc điểm giống như dịch trong cơ thể nên trong nhãn khoa, khi cần rửa sạch bụi bặm, có thể dùng để nhỏ mắt hàng ngày giúp bảo vệ mắt khỏi bị dính bụi, khỏi mờ mắt, cộm mắt, ý nghĩa vệ sinh phòng ngừa là chính. Đối với tai-mũi-họng, nước muối sinh lý dùng để nhỏ mũi, nhỏ tai, xúc miệng hàng ngày để làm vệ sinh, loại bỏ những tác nhân bên ngoài dễ gây bệnh.
Do ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ta dễ thấy hai lỗ mũi đen sì, hai lỗ tai nhiều ráy, nhỏ 1- 2 giọt nước muối giúp ta làm sạch, thông thoáng đường thở, tai đỡ bị ù giảm thính lực. Khi viêm răng miệng, họng, đờm nhiều, miệng hôi, xúc miệng bằng nước muối tạo môi trường khoang miệng sạch sẽ, nhanh khỏi bệnh hơn.
Ngoài vai trò vệ sinh phòng bệnh, đối với một số thể bệnh viêm mũi họng, viêm xoang, nước muối sinh lý có thể dùng như thuốc xông họng làm giảm kích thích gây ho khan. Một số trường hợp viêm xoang , các lỗ thông từ xoang xuống họng bị tắc nghẽn, dùng nước muối sinh lý dạng khí dung xông mũi họng, hoặc dùng seringue (xơ-ranh tiêm) bơm rửa nước muối có tác dụng dẫn lưu dịch, mủ từ xoang thoát ra ngoài làm tiêu viêm, giảm phù nề, nhức đầu do viêm tắc xoang.
- Còn loại chai to 500ml dùng ngoài da, có tác dụng chữa những gì?
- Trước hết, dùng trong lau rửa vết thương ngoài da, vết mổ, vết bỏng… Thông thường, có các loại cồn 70 độ, dung dịch iode, nước oxy già, betadine... để dùng sát khuẩn ngoài da. Nhưng cần dùng đúng cách, cồn, iode, betadin có tác dụng sát khuẩn ngoài da để bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng. Nước oxy già có tác dụng diệt khuẩn nhưng tác dụng sâu trong các vết thương sâu, có nhiều ngóc ngách.
Do tác dụng sát khuẩn là chính nên các dung dịch này không có lợi cho dinh dưỡng và sinh lý của mô tế bào, mạch máu thần kinh tại vết thương. Nói dễ hiểu là làm vết thương lâu khép miệng và lên da non. Trong khi, nước muối sinh lý làm rất tốt việc hồi phục này. Vì vậy, sau khi sát khuẩn, việc lau rửa, bôi nước muối mới thực sự có tác dụng giúp vết thương mau lành.
Tốt nhất là trong tủ thuốc gia đình có đủ các loại natri clorid khác nhau để sẵn sàng cho vệ sinh, phòng bệnh và sơ cứu.
Hướng dẫn cách nhỏ mũi đúng cách
Trước khi nhỏ mũi, người bệnh cần xì mũi hay hút sạch chất mủ, dịch nhầy ứ đọng trong mũi. Như vậy khi dùng thuốc nhỏ mũi, thuốc sẽ tác động được niêm mạc mũi – xoang. Trình tự dùng thuốc nhỏ mũi có thể tóm gọn lại theo từng bước như sau:
Bước 1: Xì mũi
Có một sai lầm hay gặp đó là một số người không biết thường bịt chặt cả hai lỗ mũi rồi xì mạnh. Làm như vậy chỉ khiến các chất ứ đọng ở hốc mũi bị đẩy ngược vào xoang hay lỗ thông với họng.Để xì mũi đúng tránh gây tổn thương mũi, bạn cần bịt từng bên mũi, xì hơi mạnh bên đối diện để chất ứ đọng chảy ra hết. Trong trường hợp bạn bị tắc, ngạt mũi nhiều, hay bị chảy máu cam, bạn cần nhỏ thuốc co mạch để thông một phần trước, tránh gây tổn thương, chảy máu mũi khi xì hoặc hút mũi.
Bước 2: Hút mũi
Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang sau, mủ đặc dính khó xì nên rất cần được hút mũi. Cha mẹ không nên thực hiện hút mũi với trẻ nhỏ bằng miệng vì như vậy rất dễ mất vệ sinh và chỉ lấy được chất ở ngay cửa sau lỗ mũi.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi với đầu ống bằng nhựa lắp vừa lỗ mũi của trẻ, nổi bởi bóng cao su. Khi thực hiện, bạn lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng cho khí ra hết, lắp đầu hút khí chặt lỗ mũi rồi bỏ bóng ra để hút dịch mũi xoang vào, nên làm mỗi bên vài lần để sạch hết chất bẩn. Nếu hút bằng máy, bạn phải dùng loại máy hút có điều chỉnh được áp lực để không hút quá mạnh, quá lâu gây hại cho niêm mạc mũi.
Bước 3: Nhỏ mũi
Khi nhỏ mũi, người bệnh nên nằm ngửa, hoặc ngồi ngửa để thuốc vào được trong hốc mũi, hướng đầu ống nhỏ ra phía ngoài cánh mũi, lên trên, sâu độ 1 cm với người lớn. Sau đó, nhỏ từng giọt, không nên quá 5 giọt. Sau khi nhỏ, bạn lấy tay day nhẹ trên cánh mũi để thuốc được vào sâu hơn.
Bệnh nhân viêm xoang sau nên nằm xuống khi nhỏ thuốc, đầu rời khỏi thành giường, ngửa tối đa để hướng hẳn lỗ mũi lên trên. Khi nhỏ thuốc vào thấy cay ở trán, gáy là thuốc vào được xoang. Sau khi nhỏ mũi, bạn không nên đứng lên, đi lại, hoạt động ngay, cần ngồi hoặc nằm im vài phút để thuốc vào được cả xoang.
Việc chọn thuốc nhỏ mũi cũng là vấn đề quan trọng với bệnh nhân viêm xoang. Hiện nay, tuy thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mũi nhưng cơ bản thuốc nhỏ mũi đều nhằm co mạch, tạo sự thông thoáng, thở thông và dẫn lưu tốt. Các thuốc co mạch thường dùng có các loại thuốc riêng dành cho trẻ nhỏ và cho người lớn.
Tốt hơn hết, người bệnh nên tới gặp bác sỹ để được hướng dẫn chi tiết về cách nhỏ thuốc cũng như các loại thuốc nên sử dụng.
Quá trình rửa mũi hàng ngày mà ít người biết
Quá trình rửa mũi đúng cách gồm: nhỏ nước muối sinh lý vào chảy từ một bên lỗ mũi sang lỗ mũi bên kia. Điều đó sẽ giúp rửa sạch chất nhầy và các chất gây dị ứng. Có thể tham khảo trình tự rửa mũi như sau:
Bước 1: Dùng bình phun sương, bình hình củ tỏi hay bình neti pot đều được, nếu không có điều kiện, bạn có thể dùng tay bạn có thể dùng tay để đổ nước muối sinh lý vào mũi, mặc dù cách này không dễ đối với những người làm lần đầu.
Bước 2: Nếu bạn dùng bình xịt thì bỏ qua bước này. Bạn chuẩn bị chai dung dịch nước muối 0,9% hoặc bột muối sinh lý để tự pha từ một đến 2 cốc nước đun sôi để nguội với 1/4-1/2 thìa muối tinh, sau đó cũng đổ vào bình.
Bước 3: Nếu dùng chai dạng bóp, neti pot hay ống tiêm thì cần nghiêng người về phía bồn rửa hoặc chậu một góc 45 độ. Nghiêng đầu để khi nước muối chảy từ mũi này sang mũi kia sẽ rơi vào đúng chậu. Lưu ý không ngả đầu ra phía sau.
Bước 4: Đặt vòi của bình neti pot hoặc ống tiêm hoặc bình xịt vào một bên cánh mũi . Bạn há miệng rồi từ từ xịt, rót nước muối vào mũi, nhớ là trong suốt quá trình, chỉ thở bằng miệng, không thở bằng mũi.
Bước 5 : Sau khi dùng bình xịt, nước muối sẽ chảy từ mũi bên này sang bên kia giúp cho quá trình làm sạch mũi.
Bước 6: Xì mũi nhè nhẹ để làm sạch các dịch còn sót trong mũi. Lặp lại bước 4 với mũi bên kia. Sau khi thực hiện xong cả 2 bên mũi, bạn cần đảm bảo rằng các dịch trong mũi đã được làm sạch kỹ lưỡng. Ngoài ra, các dụng cụ xịt mũi cũng cần được lau sạch và để ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Sản phẩm khác : máy chạy bộ điện, ghế massage toàn thân.