- Đầu tiên, bạn nên chọn giày vừa với kích cỡ đôi chân, không quá chật, không quá rộng, để khi chạy bạn cảm thấy thoải mái nhất. Quần áo thể thao bạn nên chọn đồ phù hợp với cơ thể, tránh quá dài , quá ngắn, quá rộng, điều này sẽ cản trở quá trình chạy.
- Sau đó, bạn khởi động các khớp tay, khớp chân, khớp gối thật kỹ và nhanh dần đều theo thời gian sau khi cơ thể đã thích nghi với tốc độ chạy.
- Sau khi khởi động kỹ càng bạn bắt đầu đến vạch xuất phát. Bạn ngồi xuống, đặt 2 tay chạm vào vạch, tâm thế chuẩn bị sẵn sàng. Khi có hiệu lệnh xuất phát, bạn chạy từ từ, 2 tay vung đều, không quá mạnh. Hai chân di chuyển đều, nhanh dần khi cơ thể đã quen với nhịp độ chạy. Trong quá trình chạy, tinh thần bạn nên thoải mái, không suy nghĩ quá nhiều về điều gì đó, tập trung chạy, sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó khi sắp kết thúc quá trình chạy, bạn nên chạy từ từ và dừng hẳn, tuyệt đối không được dừng đột ngột, tránh gây đột quỵ và nhồi máu cơ tim hoặc các chấn thương khác.
- Bạn nên chạy bộ ở những nơi có không gian sạch sẽ, thoáng đãng, nhiều cây xanh, ít có phương tiện đi lại.
- Bạn nên chạy vào buổi sáng sớm để khởi đầu một ngày mới hoặc vào buổi chiều sau một ngày làm việc mệt mỏi.
- Bạn nên ăn nhẹ một quả chuối, quả táo hoặc một mẩu bánh mì nhỏ trước khi luyện tập 30 phút để bạn có năng lượng chạy bộ.
- Nếu bạn mắc bệnh nhồi máu cơ tim, các bệnh hiểm nghèo liên quan đến xương khớp thì không nên chạy bộ mà nên đi bộ sẽ tốt hơn.
- Khi chạy bạn nên có tinh thần thoải mái, không suy nghĩ đến vấn đề gì đó, nên tập trung cao độ trong suốt quá trình chạy.