Đại Việt Sport – Gãy xương là một trong những vấn đề mà rất nhiều người mắc phải tuy nhiên quá trình lành lại thì không phải ai cũng có thể hồi phục một cách nhanh chóng. Tùy vào mức độ tổn thương mà quá trình điều trị cũng như phục hồi sau khi chấn thương là khác nhau. Sau đây sẽ là một số biện pháp giúp cho quá trình phục hồi chức năng của tay chân sau khi chấn thương trở nên nhanh chóng.
- Tập sinh hoạt bình thường: Cần tập làm động tác trong sinh hoạt bằng cách lên xuống cầu thang, bậc thềm nhà, tập ngồi xổm đứng lên với tần suất thấp để cơ thể làm quen lại . Đối với tổn thương xương tay thì tập nắm, mở bàn tay (dụng cụ phục hồi tay chân), tập cầm bút, đũa, tránh không để tay bị cong, khoèo trong quá trình điều trị. Khi không còn đau nữa, không bị hạn chế thì quá trình tập luyện mới đạt kết quả tốt. Thời gian tập từ 6 tháng đến 2 năm, tùy theo mức độ thương tổn và ý chí cũng như sự chăm chỉ của người bệnh.
Bài viết liên quan : Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
- Biện pháp xoa nắn các khớp: Thường xuyên xoa nắn ổ gãy xương liền khớp. Chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay mà không được dùng các loại dầu cao, thuốc xoa bóp nào để xoa vào các khớp, vì như vậy rất có thể làm cho xơ cứng khớp, vôi hóa cạnh khớp gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Tập đi : Dùng nạng gỗ tập đi khi xương chưa liền. Thanh ngang đầu trên nạng không được tỳ vào nách mà để tựa bên lồng ngực. Dáng đi thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, không được cúi nhìn xuống chân. Hai vai phải ngang bằng không được để cao thấp. Tập bước đi có 3 điểm tựa, không được tỳ hoặc chỉ tỳ nhẹ tăng dần lên chân đau. Hai tay chống nạng ngay ngắn, hai mũi nạng và bàn chân lành tạo nên tam giác đế. Đối với người bệnh bị quá nặng sử dụng các thiết bị phục hồi chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Dùng nhiệt : Tác dụng của việc dùng nhiệt là giảm đau, đỡ khó chịu, có ích lợi khi tập cử động chủ động. Dùng túi chườm nước nóng, chườm lên vùng đau để luyện tập.
Lưu ý: Không sử dụng nhiệt sóng ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép kim loại nóng lên có thể làm hỏng tổ chức, dễ gây viêm rò.
- Cử động khớp: Khớp bất động lâu sẽ bị cứng do cơ co ngắn lại, bao khớp bị co rúm lại, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng. Vì vậy cử động khớp là cách tốt để bơm cho dịch khớp ra vào, khớp được nuôi dưỡng và trở nên mềm mại hơn, tốc độ cho một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần. Có thể bắt đầu tập tập từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột.
- Tập duy trì sức cơ: Tập tăng sức căng của cơ, tập co cơ .Khi khớp cử động còn đau thì tập căng cơ, khi khớp đỡ đau thì tập co cơ.