Bạn sở hữu một máy chạy bộ, bạn tập đều đặn hàng ngày, kết quả không như ý ? Và bạn cho rằng máy chạy bộ nói chung không hiệu quả ! Đại Việt Sport sẽ hướng dẫn các bạn cách chạy bộ với máy chạy bộ cơ
Thật ra thì không hẳn thế, máy móc vốn không có “tội tình” gì. Chúng sinh ra để phục vụ con người. Sử dụng thế nào cho hiệu quả là ở chính chúng ta.
Cho dù bạn chạy bộ ngoài công viên, tới phong tập, hay tập ở nhà, cho dù là máy chạy bộ cơ hay máy chạy bộ điệnthì Đại Việt Sport khuyên bạn nên tham tham khảo những điều sau.
1. Khởi động kĩ
Với những bước chạy đầu tiên bạn đã biến mình thành một cơn gió, bạn lướt đi với tốt độ của Usain Bolt, cảm giác thật là sảng khoái… Sự thực là Usain Bolt cũng phải khởi động kĩ trước khi chạy. Và nếu bạn không làm như thế thì bạn có thể gặp chấn thương, co cơ, chuột rút. Bạn cần có thời gian để giãn những dây cơ còn đang cứng. Cho nên, bạn hãy dành ra 5 – 7 phút để khởi động, bước chậm, đi bộ trước khi bắt đầu chạy với tốc độ nhanh hơn.
2. Tư thế chạy
Bạn nên thỉnh thoảng kiểm tra lại tư thế của mình. Tuy máy chạy bộ cơ thường không tích hợp chức năng kết nối mp3, nhưng trong nhà bạn chắc không thiếu các thiết bị có thể phát nhạc (ti vi, máy tính, điện thoại…). Và nếu bạn là người có sở thích tập thể thào với nhạc, OK, âm nhạc rất tốt. Vấn đề là bạn có thể bị xao nhãng, mục đích chính của bạn là luyện tập thể thao đúng không. Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn không nhoài người trên máy, các khớp không bị căng. Đúng tư thế sẽ giúp bạn tránh được chấn thương khi tập chạy.
3. Quãng chạy
Với máy chạy bộ điện bạn có thể tăng tốc độ một cách từ từ để chạy với cường độ cao hơn. Bạn sẽ có cơ hội để đốt calo và tăng cường sự bền bỉ trong vài phút. Với máy chạy bộ cơ thì tốc độ phụ thuộc vào chính bạn. Bạn yên tâm vì hầu hết máy chạy đều được thiết kế với thảm chạy từ vật liệu chống trơn trượt, khung thép chắc chắc, và cao su giảm chấn. Bạn hoàn toàn yên tâm sải bước.
4. Tránh căng cơ
Một trong những nguyên nhân dẫn tới căng cơ, mệt mỏi là do bạn chưa biết cách dừng tập. Nhiều bạn dừng đột ngột ngay sau khi chạy với cường độ cao, tốc độ nhanh trên máy. Cũng như khi khởi động, thì khi kết thúc bạn cũng nên từ từ để cơ thể có thời gian thích ứng. Bạn nên chuyển dần từ trạng thái chạy sang đi bộ nhanh, đi với tốc đội thường rồi mới dừng hẳn, trước khi bước ra khỏi máy chạy bộ. Tốt nhất bạn nên có vài động tác thả lỏng tiếp theo để tránh bị chuột rút.
5. Trang bị tập
Bạn nên chọn quần áo tập được làm từ chất liệu tổng hợp: thông thoáng, thấm mồ hôi, khô nhanh. Với giầy thể thao thì có rất nhiều loại: Giầy cho các môn thể thao trên mặt sân cứng, giầy sử dụng trên mặt sân cỏ, giầy cho các môn thể thao mùa đông, giầy cho các môn thể thao ngoài trời… Với việc chạy, đi bộ trên máy chạy bộ cơ bạn nên chọn loại đế mêm, chống sốc, khả năng hấp thụ lực khi chạy tốt. Đế giầy nên có rãnh lớn giúp bám đường. Đế giày cong dạng cung sẽ phù hợp với chuyển động của chân.
Bài Viết được tư vấn bởi Đại Việt Sport công ty hàng đầu về phân phối và sản xuất các loại dụng cụ thể thao như : máy chạy bộ, giàn tạ đa năng, xà đơn đại việt, xe đạp tập cùng với đó là các dụng cụ thể thao như bàn bóng bàn, vợt bóng bàn và hàng ngàn các sản phẩm khác
Chúc các bạn Chạy bộ đúng cách với máy chạy bộ cơ !